Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỏi bài

  • Kim Chi Bui Lịch Sử lớp 8
    4 3 câu trả lời
    Bình luận Xem thêm 2 câu trả lời
  • Yến Nhi Văn học lớp 8
    8 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Friv ッ

    Từ bao đời nay, cây tre đã gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre vốn quen thuộc, bình dị hiện lên mỗi lần ta nhắc tới chốn làng quê bình yên như một lẽ tự nhiên.

    Tre là loài cây có từ rât lâu đời, và xuất hiện ở hầu hết các vùng quê Việt Nam. Về nguồn gốc, tre là một trong số những loài cây thuộc bộ Hòa thảo, họ tre. Nó thuộc nhóm thực vật nhóm thực vật thân xanh, sống lâu năm. Họ tre có nhiều loại khác nhau, như tre mạnh tông, tre gai, tre vàng sọc, tre tàu và trúc và đều mang những đặc điểm chung. Tre mang bộ rễ trùm, chúng sống thành từng khóm chứ không sống riêng lẻ từng cây, Thân tre thường cao khoảng 8 đên 10 mét, chia thành tưng đốt nhẵn bóng. Bên trong thân tre hoàn toàn rỗng và có màng trắng. Tùy vào từng loại tre mà độ dài ngắn của thân tre cũng khác nhau. Lá tre thường mọc theo tán gồm có 5 chiếc lá kết lại. Hoa của cây tre thì chỉ thường nở vào lần duy nhất khoảng thời gian cuối đời. Với những điểm nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tre là loài cây rất dễ sống và phát triển, nó có thể tồn tại ở bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào của thiên nhiên.

    Tre là một người bạn gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của những người dân sống nơi làng quê Việt Nam. Trong nhẵng tháng năm tàn khốc của chiến tranh, tre là bạn đồng hành cùng ta vào sinh ra tử, là nhân chứng đã chứng kiến biết bao hi sinh mất mát, những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ n­ước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” Không chỉ vậy, tre còn là loài cây được sử dụng trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của con người. Tre làm làm cột kèo trong các ngôi nhà, làm hàng rào tre, củi đun, rổ tre, giá để đồ, chõng tre, làm máng nước và nhiều vật dụng khác trong sản xuất nông nghiệp. Tre còn được dùng làm đồ thủ công mĩ nghệ để sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài. Nguồn lợi nhuận về kinh tế tre mang lại là rất lớn.

    Đâu chỉ có mỗi đời sống vật chất, cây tre Việt Nam còn mang giá trị tinh thần rất lớn. Hình ảnh cây tre Việt Nam xuất hiện ở hầu hết trong thơ ca yêu nước, trong các câu ca dao tục ngữ, trong những bài văn xuôi. Trong các tác phẩm nghệ thuật truyền hình, điện ảnh cũng không thể thiếu đi giá trị tinh thần và văn hóa mà hình ảnh cây tre mang lại. Cây tre là biểu tượng cho sự mạnh mẽ và quật cường, hiên ngang và bất khuất của người dân Việt Nam. Cây tre cũng tượng trưng cho sự đoàn kết, đùm bọc yêu thương nhau của những con người mang dòng máu dân tộc Việt chúng ta. Cây tre cứ vậy, lặng lẽ mà đi vào đời sống con người, cứ vậy mà theo năm tháng cùng sống, cùng đồng hành với con người.

    Dẫu thời gian có trôi đi, đất nước chúng ta ngày càng phát triển và hiện đại cùng với sự xuất hiện của bê tông, cốt thép nhưng tre vẫn mãi còn đó như một chứng nhân cho những năm tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Tre cùng ta trải qua biết bao năm tháng cuộc đời. Cây tre gần gũi mà quen thuộc, mãi mãi là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người Việt Nam.

    2 07/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nhất Huỳnh Toán học lớp 8
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Gạo

    x2 + y2 = (x + y) (x - y)

    1 07/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Hằng Trần Văn học lớp 8
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vợ là số 1

    Nón lá - một biểu tượng đặc trưng của đất nước Việt Nam. Trải qua Hàng ngàn năm lịch sử, nón lá trong đời sống con người Việt Nam như một người bạn thân thiết.

    Chiếc nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời trên đất nước ta, từ thời nhà Trần khoảng thế kỉ thứ XIII. Nón lá thường được cấu tạo đơn giản. Nón có thể được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá dừa hay lá cối,… nhưng phổ biến nhất vẫn là lá nón. Nón lá thường có hình chóp. Khung bên trong được đan bằng những nan tre vót nhỏ và mềm dễ uốn cong, sau đó bên ngoài sẽ bao quanh bởi lá nón. Người ta cố định lá và khung nón bằng các sợi chỉ hay các sợi cước. Một bộ phận quan trọng khác của nón là dây đeo dây đeo bằng vải mềm hoặc lụa để có thể giữ ở dưới cằm khi đội.

    Về quy trình làm nón, không quá phức tạp. Người ta phơi lá thật khô, sau đó làm cho phẳng rồi ghép chúng lại với nhau, khoảng 24 cho đến 25 chiếc lá cho một khuôn nón. Công đoạn tiếp theo, thợ thủ công dùng dây cột thật chắc những chiếc lá nón này lại, san đều trên một chiếc khuôn hình chóp được đan, uốn sẵn từ những thanh tre. Ở hai đầu đối diện bên trong nón, người thợ sẽ thường dùng chỉ kết thành hai bên đối xứng và chéo nhau để lấy chỗ buộc quai nón. Quai nón thường sẽ là một dải nối dài có chiều ngang khoảng 4 cm. Người ta còn có thể vẽ trang trí thêm những bức tranh đơn giản lên nón, sau đó bôi một lớp dầu bóng để giữ cho nón được bền lâu và trông đẹp hơn.

    Có rất nhiều loại nón lá khác nhau như chiếc nón quai thao quan họ, nón bài thơ, nón rơm,... nhưng phổ biến nhất có lẽ vẫn là chiếc nón lá. Xưa kia, nón lá thường xuyên được các bà các mẹ sử dụng khi đi ra ngoài, đi làm ruộng, đi chợ. Giờ đây, có nhiều loại nón khác nhau mọi người phải sử dụng, nón lá cũng dần không còn sự ưu tiên, nhưng vẫn thường được dùng để đội khi đi bộ. Hay nón lá còn là một món quà vô cùng đặc biệt và ý nghĩa với những người khách du lịch nước ngoài. Ngoài ra, hình ảnh chiếc nón lá cũng được xuất hiện trong các câu ca dao, ca nhạc, trong những bài thơ Việt Nam. Trong văn hóa nghệ thuật, nón lá được sử dụng như là một đạo cụ trong biểu diễn, múa nón trở thành một điệu múa tiêu biểu cho sân khấu dân gian.

    Chính bởi sự phổ biến trên khắp mọi miền đất nước và lưu giữ truyền thống dân tộc, chiếc nón lá đã cùng với tà áo dài thướt tha trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng đặc trưng về hình ảnh giản dị, mộc mạc của con người Việt Nam.

    1 06/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Phùng Gia Linh Toán học lớp 8
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu chó

    áp dụng: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.

    0 06/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tri Tran Tiếng Anh lớp 8
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mèo Ú

    I like living in the countryside because of some reasons. Environmentally speaking, it's apeacefull place. The air is fresh. The space is quiet. We can enjoy heathy naturnal conditions with about worrying much environment pollution.

    Moreover rural life is also easier that in cities. People in cities are easy to get stressed becaues of pollution, job pressures, competitions,... On the contrary, those bad things are very rare in the countryside. To sum up, exepct income matters, te countryside is better residence than the cities.

    2 05/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • khôi bế Lịch Sử lớp 8
    3 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Văn Long

    Chào bạn 

    0 05/01/23
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Trần Ly Toán học Lớp 8
    9 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    a. Xét tứ giác AEDF, có:

    góc A = 90* (theo gt)

    góc E = 90* (gt)

    góc F = 90* (gt)

    => tứ giác AEDF có 3 góc vuông

    => tứ giác AEDF là Hình chữ nhật

    1 05/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Trần Thị Hà Vi Tiếng Anh lớp 8
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖ 0 05/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lâm Lê Thanh Văn học lớp 8
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sunny

    Ý nghĩa bài:

    Tình yêu quê hương tha thiết và lòng xúc động đặc biệt về hình ảnh người thầy đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.

    0 05/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nshauf Bao Sinh học lớp 8
    8 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    vinh(ny ngân)

    Câu 3:

    Khi nuốt ta không thể thở, vì :
    +Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày).
    + Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở.

    - Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc, vì:

    + Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí quản => thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.

    1 04/01/23
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Văn Tài Ngô Sinh học lớp 8
    6 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Như Quỳnh

    protein độc

    2 04/01/23
    Xem thêm 5 câu trả lời