Khởi nghĩa Yên Bái
VnDoc mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết về cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bắt đầu từ đầu tháng 2 năm 1929, đây là cuộc khởi nghĩa gắn liền với nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và các hoạt động bạo động khác của Việt Nam Quốc dân đảng đầu năm 1930, đã làm rung động toàn bộ hệ thống chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và đã gây ra những chấn động lớn tại nước Pháp đương thời. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái được đề cao, được coi như ngọn cờ tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của một dân tộc bị áp bức chống đế quốc xâm lược. Vào đêm mồng 9 rạng ngày 10/2/1930, Nguyễn Thái Học cùng các cộng sự của ông với tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Yên Bái. Mặc dù không thành công, song Khởi nghĩa Yên Bái đã ghi vào trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam một dấu ấn khó phai mờ.
VnDoc mời các bạn cùng theo dõi nguyên nhân, diễn biến, phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Tháng 2/1929 tại Hà Nội đã xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu đi đồn điền cao su người Pháp là Ba-danh (Bazin), thực .lân Pháp đã vin vào cớ này để khủng bố cách mạng. Nhiều người đã bị giết và bị bắt. Việt Nam Quốc dân Đảng là tổ chức bị tổn thất nhiều hơn cả. Trước tình hình ấy, một số lãnh tụ của đảng chưa bị sa vào lưới giặc chủ trương dốc hết lực lượng còn lại để tiến hành một cuộc khởi nghĩa với tinh thần “không thành công cũng thành nhân”.
2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Bái
- Theo kế hoạch của những người lãnh đạo thì khởi nghĩa sẽ được nổ ra cùng một lúc ở nhiều nơi, làm cho quân Pháp không trở tay kịp. Nhưng do chuẩn bị vội vã, cơ sở Đảng bị phá vỡ lung tung khiến mệnh lệnh ban hành không thống nhất. Mặc dù vậy khởi nghĩa vẫn nổ ra ở nhiều nơi, chủ yếu thuộc các tỉnh Bắc Kỳ như Yên Bái (9/2/1930), tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội có ném bom để phối hợp, v.v... mà Yên Bái là trung tâm vì thế có tên là cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính Pháp, song vẫn không làm chủ được tỉnh lỵ. Hôm sau quân Pháp phản công, chúng đã nhanh chóng dập tắt. Ở những nơi khác, quân khởi nghĩa cũng chỉ chiếm được một vài huyện lỵ nhỏ, không đáng kể và nhanh chóng thất bại.
- Thực dân Pháp đã trả thù rất dã man. Chúng giết hại hàng nghìn người, bắt nhiều người khác. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị chúng hành hình tại Yên Bái ngày 17/6/1930. Chúng đã dìm cuộc khỏi nghĩa trong biển máu.
3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
- Thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.
- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.
- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.
4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái
- Nói lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
- Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Hành động yêu nước và tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Yên Bái sống mãi trong lòng nhân dân ta, đúng như lời của các chiến sĩ Yên Bãi đã hô trước lúc bị hành hình “Việt Nam vạn tuế”.
- Biểu thị tinh thần phản kháng dân tộc quyết liệt của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp tiểu tư sản chống lại ách áp bức và sự chà đạp các quyền độc lập dân tộc, tự do kinh tế, tự do văn hoá của thực dân pháp đối với Việt Nam.
Xem thêm