Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử Việt Nam thời kỳ nhà Thục

Qua những bài viết trước về lịch sử Việt Nam của VnDoc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về lịch sử thời kỳ tiền sử và thời kỳ dựng nước của các vua Hùng. Tiếp theo trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến lịch sử Việt Nam trong thời kỳ nhà Thục, mời các bạn cùng theo dõi.

Nhà Thục (257- 208 trCN)

Quốc hiệu Âu Lạc, kinh đô Cổ Loa, 50 năm

Thục Phán thủ lĩnh của người Âu Việt (phía Bắc nước Văn Lang) hợp nhất với nước Văn Lang của người Lạc Việt, xưng là An Dương Vương đặt quốc hiệu là nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân, chia làm 5 đạo, đi chinh phục Bách Việt, chỉ huy đạo quân Tần là viên tướng lừng danh Đồ Thư. Các Lạc Tướng đã suy tôn Thục Phán là lãnh tụ chung để chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tần. Người Việt làm chiến tranh du kích, vườn không nhà trống, bền bỉ kháng chiến suốt gần 10 năm, đợi khi quân Tần lâm vào tình trạng mệt mỏi, chán nản và khổ sở vì thiếu lương thực và ốm đau nhiều vì không hợp thủy thổ, lúc đó Thục Phán mới tổ chức phản công quân Tần, bắn chết Đồ Thư. Mất tướng chỉ huy, quân Tần mở đường máu tháo chạy về nước.

Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, An Dương Vương tổ chức xây thành Cổ Loa. Thành có 9 vòng, chu vi vòng ngoài 8km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong cùng 1,6 km.

Với vị trí thuận lợi, với cách bố trí thành có 9 lớp, xoáy trôn ốc, thành cao, hào sâu, có các ụ cao khô vượt ra ngoài lũy để có thể từ cao bắn xuống, với vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của thành Cổ Loa làm cho quân thù khiếp sợ thể hiện trí tuệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ta. Ở ngoại thành Hà Nội ngày nay, vẫn còn thấy dấu tích 3 lớp thành Cổ Loa thời An Dương Vương.

Đặc điểm văn hóa thời kỳ nhà Thục

Tiếp sau thời đại các vua Hùng là Nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương Thục Phán thành lập vào giữa thế kỷ 3 Tr.CN. Quốc gia này đã được ghi nhận trong Sử ký của nhà sử học Trung Quốc là Tư Mã Thiên. Một kỳ tích của An Dương Vương là xây dựng thành Cổ Loa với ba vòng thành, ngày nay vẫn còn dấu tích.

Vị trí của Cổ Loa

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác Châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại Đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ Việt Nam. Qua sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc Bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.

Cổ Loa qua dấu vết Khảo cổ học

Những người đầu tiên được môi trường - cảnh quan tiền Cổ Loa hấp dẫn đến khai phá và làm chủ nơi này là nhóm cư dân đã để lại dấu tích ở Di chỉ Đồng Vông. Vậy những người đầu tiên có mặt ở Cổ Loa - Đồng Vông, từ đâu tới? Nghiên cứu Khảo cổ học về Đồng Vông cho biết, trước hết, đây “là một di chỉ thuộc nhóm di tích giai đoạn Phùng Nguyên” (4000 - 3500 năm trước Công nguyên), hoặc là Phùng Nguyên muộn. Cố GS Trần Quốc Vượng cho biết: “Cả một cụm di chỉ phần nhiều là Phùng Nguyên muộn, đầu thời đại đồng thau - đã phát hiện dọc đôi bờ Ngũ Huyện Khê, cũng như ở nhánh Tiêu Tương phía hạ lưu của nó, ở khu vực Cổ Loa. Đó là Đồng Vông, là Xuân Kiều, xa hơn chút nữa là chân núi Tiên Sơn và vùng đồi Lim, cho đến tận Võ Cường, mé ngoài thị xã Bắc Ninh, trên sườn đồi giáp mé sông của những làng quan họ sau này”.

Khai phá đầu tiên khu vực Cổ Loa từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên, những người ở Đồng Vông ngày xưa, trong khi mở rộng sự phát triển của văn hoá Khảo cổ học Phùng Nguyên, về phương diện lịch sử đã tham gia tích cực vào việc khởi phát thời kỳ tiền Hùng Vương. Điều này cũng có nghĩa Cổ Loa, với sự xuất hiện những cư dân đầu tiên ở Đồng Vông, đã khởi động lịch sử của mình, kèm theo ý nghĩa là một địa vực sớm được khai phá, ngay từ buổi đầu thời đại Hùng Vương.

Liền sau nhóm cư dân Đồng Vông là hai nhóm cư dân đến sinh sống ở Cổ Loa. Người xưa đã lưu dấu tích lại ở hai di chỉ Xuân Kiều và Tiên Hội. Sự phát triển liên tục ấy, chính thức đến giai đoạn quan trọng nhất: giai đoạn Văn hoá Gò Mun - Đông Sơn trên đất Cổ Loa. Hai di chỉ khảo cổ học tiêu biểu cho giai đoạn này đã được phát hiện ở đây là Đình Tràng (Chàng) và Đường Mây. Sự “hội tụ văn hoá” ở Cổ Loa vậy là đã thấy rõ vào thời gian phát triển cuối cùng của Di chỉ Đình Chàng. Có nghĩa là: khi ấy, họ chứng kiến hoặc tham gia vào việc chuyển Cổ Loa từ thời tiền Cổ Loa sang thời Cổ Loa đích thực - Cổ Loa thời An Dương Vương.

Kết cấu thành Cổ Loa

Cổ Loa được hình thành cùng với thời kỳ An Dương Vương - Thục Phán. Thời kỳ đó được mở đầu bằng việc xây đắp một toà thành ở Cổ Loa. Đắp thành ở Cổ Loa, An Dương Vương đã chuyển khu vực Cổ Loa thời tiền Cổ Loa trở thành Kinh đô nước Âu Lạc.

Về mặt vật chứng, việc nghiên cứu Khảo cổ học thành Cổ Loa đã thể hiện ra những hình thể của di tích toà thành còn lại như sau:

- Tường thành:

Di tích thành hiện thấy có ba vòng: tường thành ngoại, tường thành trung và tường thành nội.

+ Tường thành ngoại là một vòng tường khép kín, lần theo những gò đống thiên nhiên, nên không có hình dáng rõ ràng. Không phải tất cả các vòng tường thành đều do đắp xây, mà nhiều đoạn vốn là gò đất tự nhiên.

+ Tường thành trung là một vòng khép kín, không có hình dáng nhất định, cũng do đắp nối các gò tự nhiên và men theo đầm hồ mà thành. Theo cố GS Trần Quốc Vượng, chiều dài thành khoảng 6.500m, theo R.Despierres và Cl.Madrolle thì thành dài 6.150m. Cao từ 6 đến 12m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng tới 20m.

Điểm độc đáo là vòng tường thành ngoại và trung được đắp bằng nhau ở phía Nam, tạo thành một quãng trống làm cửa ra vào. Hiện tượng nối liền hai vòng tường thành ngoại và trung để tạo lối ra vào và việc cùng thuận theo thế đất tự nhiên để đắp tường, làm cho hai vòng tường thành ngoại và trung có chứng cớ để mang một tuổi chung, đồng thời, có dáng vẻ nguyên thuỷ của một công trình quân sự.

+ Tường thành nội mang dáng vẻ khác hẳn hai vòng tường thành trên, có hình chữ nhật nghiêm chỉnh, chu vi khoảng 1.650m, mặt thành rộng khoảng 10m, chân thành rộng khoảng 20m, thành cao chừng 5m.

- Hào ngoài:

Cả ba vòng tường thành đều có hào ngoài.

Hào thành ngoài, phía Tây Nam, lợi dụng con sông Hoàng, chảy gần sát tường thành. Phía Tây Nam, từ gò Cột Cờ; phía Đông, từ Đầm Cả, người xưa đã đào khắp ven phía ngoài tường thành. Như vậy, nước sông Hoàng có thể chảy thông khắp quanh thành.

Hào thành giữa cũng nối với hào thành ngoài ở gò Cột Cờ và Đầm Cả.

Hào thành trong được đào quanh tường thành. Đó là một vòng hào khép kín, nối với sông Hoàng bằng một trong năm lạch nước ở thành giữa.

- Cửa thành:

Vòng thành trong được xây dựng theo bốn hướng chính: Nam, Bắc, Đông, Tây, nhưng chỉ mở một cửa ở chính giữa tường thành phía Nam.

Vòng thành giữa mở bốn cửa: cửa Trấn Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử Việt Nam

    Xem thêm