Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử Việt Nam thời thuộc Minh

Thời kỳ thuộc Minh hay còn gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 4 trong lịch sử Việt Nam kéo dài khoảng 20 năm. Sau đây là một số ý chính trong thời kỳ thuộc Minh VnDoc xin chia sẻ để các bạn tham khảo.

Kỷ thuộc Minh - Bắc thuộc lần 4

Trong thực tế, ách đô hộ của nhà Minh chỉ được yên ổn trong khoảng 4 năm (1414-1417). Bởi vì, sau thất bại của nhà Hồ, nhân dân Ðại Việt quy tụ dưới ngọn cờ của các cuộc nổi dậy đều xưng đế nên sử gọi đó là Hậu Trần (1407-1417). Nhưng sau các cuộc đánh dẹp bằng quân sự, tháng 4 năm Giáp Ngọ (1414). Tổng binh Trương Phụ, Mộc Thạnh và Thị Lang binh bộ nhà Minh là Trần Hiệp bắt được Trùng Quang Ðế, Nguyễn Suý, Ðặng Dung giải về bắc, trên đường đi, vua, tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách, thì nhà Hậu Trần chấm dứt từ đây, Quốc thống thuộc về nhà Minh. Sử gọi đây là kỷ thuộc Minh

Tháng 8 năm đó (1414) Mộc Thạnh, Trương Phụ, Trần Hiệp về nước, việc cai trị được giao cho viên quan văn là Hoàng Phúc. Hoàng Phúc có học vấn cao, tính tình điềm đạm, vì vậy, hắn đã thực hiện một chính sách cai trị khéo léo, mềm mỏng nhưng vô cùng thâm độc.

Ngoài việc bóc lột về kinh tế, đàn áp về quân cơ như Trương Phụ, Mộc Thạnh vẫn làm, Hoàng Phúc còn dùng chính sách văn hoá để đồng hoá dân Việt.

Nắm được quyền cai trị được gần một tháng, tháng 9 năm đó (1414), Hoàng Phúc các phủ huyện, châu dựng văn miếu, lập đàn tế lễ hàng năm thờ xã tắc Phong Vân, Sơn Xuyên và các thần theo phong tục Trung Hoa. Hắn còn đặt ra luật cấm trai gái nước Việt cắt tóc ngắn. Phụ nữ phải mặc quần dài áo ngắn theo phong tục phương Bắc, cũng tháng 10 năm ấy, theo lời bàn của Tham nghị Bành Ðạo Tường, Hoàng Phúc đã cho mở trường học tiếng Trung Hoa và ra sức lôi kéo mua chuộc sĩ phu, thầy thuốc, tặng đạo để phục vụ nền đô hộ.

Năm Ất Mùi (1415) Hoàng Phúc cấp lộ phí, cho người đi theo phục dịch và bắt các quan cai trị các địa phương phải đón tiếp long trọng những người Việt sang Kim Lăng phong chức tước để về nước làm việc cho chính quyền đô hộ

Ngoài việc đào tạo và mua chuộc các quan chức, Hoàng Phúc còn thực hiện âm mưu thiêu huỷ những bi ký của những người Việt từ trước để lại, một số có giá trị lớn chúng đưa về Bắc. Hàng năm nhà Minh còn bắt các địa phương Ðại Việt phải cống nạp những nho sinh trẻ, những thợ thủ công lành nghề để đưa về Kim Lăng, hòng huỷ diệt dân tộc Ðại Việt.

Mặc dù vậy bọn cai trị vẫn không thể đồng hoá được nhân dân Ðại Việt. Một số quan lại phản động quay lại đàn áp dân chúng, bóc lột nhân dân đến thậm tệ nhưng cũng không ít những sĩ phu yêu nước vẫn ngấm ngầm hoạt động chống giặc. Chính vì vậy mà trong thời gian giặc Minh xâm lược, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.

Phong trào nghĩa binh "áo đỏ":

Phong trào này xuất hiện ở Thái Nguyên vào năm Canh Dần (1410). Nghĩa quân thường mặc áo đỏ và chiến đấu rất dũng cảm.

Từ Thái Nguyên phong trào “áo đỏ” lan rất nhanh khắp vùng Việt Bắc, Tây Bắc vào đến miền núi Thanh Nghệ (ngày nay). Những đội nghĩa binh “áo đỏ ” đã gây cho địch nhiều thiệt hại làm cho chúng không thể đặt được chính quyền trên miền núi rừng nước ta.

Khởi nghĩa Lam Sơn:

Đến đầu năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi cùng với những người đồng chí, chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn kêu gọi người hưởng ứng đánh giặc cứu nước.

Ðể hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1419-1420 đã có nhiều cuộc dấy binh nhỏ song điển hình có 2 cuộc nổi dậy đáng lưu ý, đó là cuộc nổi dậy do nhà sư Phạm Ngọc ở chùa Ðồ Sơn lãnh đạo và cuộc nổi dậy của nô tỳ và dân nghèo vùng ven biển Ðông- Bắc khiến cho quân giặc ở đồn Bình Than, thành Xương Giang phải nhiều phen khốn đốn.

Các cuộc nổi dậy trên tuy ngắn ngủi song cũng góp phần không nhỏ cùng với khởi nghĩa Lam Sơn chấm dứt 20 năm đô hộ của giặc Minh trên đất nước ta.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử Việt Nam

    Xem thêm