Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử Việt Nam thời kỳ tự chủ (905 - 938)

Lịch sử Việt Nam thời kỳ tự chủ là thời kỳ đầu khôi phục lại nền độc lập của Việt Nam đầu thế kỷ 10 sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ này người Việt đã tự cai trị lãnh thổ nhưng chưa xưng làm vua, và chưa đặt quốc hiệu. Sau đây là một số nét nổi bật về thời kỳ này VnDoc đã tổng hợp lại xin chia sẻ đến các bạn.

1. Khúc Thừa Dụ (905-907)

Khúc Thừa Dụ (905-907) quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương).

Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông làm Tiết Độ Sứ để cai trị Giao Châu. Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, cũng thuận cho ông ấy làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ và gia phong Đồng Bình Chương Sự. Năm sau nhà Đường mất ngôi (907), nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết Độ Sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu.

Nước Việt thời bấy giờ bị chính quyền nhà Đường- nước Tàu đô hộ, năm Kỹ Mão (678) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện, và đặt An Nam đô hộ phủ. Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ Đại.

Trước khi nhà Đường sắp mất ngôi độ mấy năm, thì bên Trung Quốc loạn, giặc cướp nổi lên khắp cả mọi nơi. Uy quyền nhà vua không ra đến bên ngoài, thế lực ai mạnh thì người ấy xưng đế, xưng vương. Ở nước Việt, lúc bấy giờ có một người họ Khúc tên là Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu (thuộc địa hạt Bàng Giang và Ninh Giang ở Hải Dương). Khúc Thừa Dụ vốn là một người hào phú trong xứ, mà tính lại khoan hòa, hay thương người, cho nên có nhiều người kính phục. Năm Bính Dần (906) đời vua Chiêu Tuyên nhà Đường, nhân khi trong châu có loạn, dân chúng cử ông làm Tiết Độ Sứ để cai trị Giao Châu. Đường lúc bấy giờ suy nhược, thế không ngăn cấm được, cũng thuận cho ông ấy làm Tĩnh Hải Tiết Độ Sứ và gia phong Đồng Bình Chương Sự. Năm sau nhà Đường mất ngôi (907), nhà Hậu Lương lên thay, phong cho Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương, kiêm chức Tiết Độ Sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu.

Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ..."

Khúc Thừa Dụ dựng đô ở La Thành, làm cho dân yên, nước trị. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng sử gia Lê Tung viết trong sách Việt giám thông khảo tổng luận gọi Khúc Thừa Dụ là Khúc Tiên chúa.

2. Khúc Hạo (907-917)

Khúc Hạo (907-917) hoặc Khúc Thừa Hạo , được suy tôn là Khúc Trung Chủ, là con của Khúc Thừa Dụ. Quê hương của cha con Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo nay được cho là làng Cúc Bồ xã Kiến Quốc huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Cha của ông là Khúc Thừa Dụ vốn xuất thân từ gia đình hào tộc.

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 907, sau khi nhà Đường mất, nhà Lương lên thay, cho Quảng Châu tiết độ sứ là Lưu Ẩn kiêm chức Tĩnh hải quân tiết độ sứ, tước Nam Bình vương . Khi ấy Ẩn chiếm giữ Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm giữ châu tri, tự xưng là Tiết độ sứ, có ý mưu đồ lẫn nhau.

Khúc Hạo kế nghiệp Khúc Thừa Dụ, đóng đô ở La Thành, vốn là trị sở cũ do nhà Đường xây dựng nên. Sử gia Lê Tung nhận xét rằng ông có phong thái của ông nội, trù hoạch quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, là bậc chúa hiền của nước Việt, đã định ra hộ tịch và các chức quản giáp, chế độ mới lập ít nhiều, nửa chừng thì mất (tức năm 917).

Theo Việt Nam sử lược, Khúc Hạo lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại, sửa sang việc thuế má, việc sưu dịch và lại cho con là Khúc Thừa Mỹ sang sứ bên Quảng Châu, tiếng là kết hiếu với nhau, nhưng cốt để dò thăm mọi việc hư thực. Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền nghiệp lại cho con là Khúc Thừa Mỹ.

3. Khúc Thừa Mỹ (917-923)

Là người được chọn kế tục Khúc Hạo, khi Khúc Thừa Mỹ chưa lên ngôi, nguy cơ xâm lăng từ phương Bắc bắt đầu hình thành. Tháng 9 năm 917, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nghiễm, người được nối chức anh là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ" từ năm 911 đã tỏ rõ tham vọng chiếm lĩnh Tĩnh Hải quân (tên lãnh thổ Việt Nam lúc đó) khi xưng làm hoàng đế nước Đại Việt tại Quảng Châu, dứt khỏi sự ràng buộc với nhà Hậu Lương, triều đại chính thống cai trị ở Trung nguyên (Trung Quốc) thay thế nhà Đường.

Nhận thấy nguy cơ này, Khúc Hạo đã sai Khúc Thừa Mỹ làm "khuyến hiếu sứ" sang Quảng Châu, bề ngoài là để ‘‘kết mối hoà hiếu’’, song bề trong cốt là xem xét tình hình hư thực của địch. Cuối năm 917, khi Khúc Thừa Mỹ trở về thì Khúc Hạo mất. Ông chính thức lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân.

Theo các nhà nghiên cứu, trong thời gian cầm quyền, Khúc Thừa Mỹ đã sai lầm trong cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại.

Về đối nội, theo sử sách, sau khi lên thay cha, Khúc Thừa Mỹ không tiếp tục chính sách "khoan thứ sức dân" mà Khúc Hạo đã áp dụng. Nhân dân tại Tĩnh Hải quân phải lao dịch nặng nề, do đó sự ủng hộ với họ Khúc không còn được như trước.

Về mặt đối ngoại, Khúc Thừa Mỹ chủ trương kết thân với nhà Hậu Lương ở trung nguyên mà gây hấn với nước Nam Hán liền kề. Năm 919, ông sai sứ sang Biện Kinh xin tiết việt của nhà Hậu Lương. Vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh, bấy giờ bận đối phó với các nước lớn ở Trung nguyên nên ban Tiết Việt cho Khúc Thừa Mỹ và phong ông làm Tiết độ sứ Giao châu.

Được sự hậu thuẫn của Hậu Lương, Thừa Mỹ chủ quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở Trung nguyên có thể kìm chế được Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là "ngụy đình" (triều đình tiếm ngôi, không chính thống). Sử không chép rõ biểu hiện cụ thể của việc này ra sao, không rõ ông tuyên bố việc này với sứ giả Nam Hán sang Tĩnh Hải quân hay theo như một tài liệu nói rằng ông sai sứ sang Nam Hán tỏ thái độ bất phục và gọi vua Hán là "ngụy đình".

Chính sách đối ngoại đó của Khúc Thừa Mỹ khiến vua Nam Hán tức giận và quyết định sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh chiếm Tĩnh Hải quân.

Do mất sự ủng hộ của nhân dân trong nước, nhà Hậu Lương thừa nhận ông cũng sắp bị diệt vong về tay nước Tấn (Lý Tồn Húc - Hậu Đường Trang Tông) lại ở quá xa càng không thể hỗ trợ được gì, Khúc Thừa Mỹ đơn độc và bị thua trận. Ông bị quân Nam Hán bắt đưa về Phiên Ngung. Vua Hán cử Lý Tiến làm thứ sử Giao Châu.

Dù ông không có đóng góp gì đáng kể nhưng đời sau nhớ ơn công lao của ông và cha Khúc Thừa Mỹ nên vẫn tôn ông là "Khúc Hậu chủ".

4. Dương Đình Nghệ (Diên Nghệ) (931-938)

Dương Đình Nghệ, có sách như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép là Dương Diên Nghệ, người Ái châu, làm tướng cho Khúc Hạo. Đời Hậu Lương, Lưu Nghiễm của nước Nam Hán tiếm hiệu vua ở đất Quảng Châu, lấy cớ Khúc Hạo chiếm cứ đất Giao Châu, sai Lý Khắc Chính và Lý Tri Thuận đánh chiếm Giao Châu. Con trai Khúc Hạo là Khúc Thừa Mĩ bị bắt. Dương Đình Nghệ dấy binh đánh bại Lý Khắc Chính. Vua Nam Hán cho Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu, Dương Đình Nghệ lại vây hãm. Vua Nam Hán sai Trần Bảo đem quân cứu Lý Tiến, Dương Đình Nghệ đón đánh chém Trần Bảo, giữ thành, xưng là Tiết độ sứ. Được 8 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn làm phản, giết chết lên thay.

Sự nghiệp

Bối cảnh

Phía Bắc nước Việt tồn tại 2 nước lớn là nhà Nam Hán và nhà Lương. Năm 919, Khúc Thừa Mĩ sai sứ sang nhà Lương xin được lĩnh tiết việt, nhà Lương trao cho. Vua Nam Hán cả giận.

Diễn biến

Mùa thu, tháng 7, năm 923 vua Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mĩ đem về. Vua Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ Sử Giao-Châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành.

Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc, ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.

Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.

Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.

Cái chết

Mùa xuân, tháng 3, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết. Một nha tướng khác của ông là Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra đánh Kiều Công Tiễn.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch Sử Việt Nam

    Xem thêm