Nga Tran Văn học Lớp 9

Làm bài văn miêu tả Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi

3
3 Câu trả lời
  • Khang Anh
    Khang Anh

    Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.

    Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.

    Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.

    0 Trả lời 18/10/21
    • Su kem
      Su kem

      Xưa có một người thiếu nữ nổi tiếng khắp kinh thành bởi nhan sắc không ai sánh bằng và tài năng toàn vẹn cầm, kỳ, thi, họa. Đó chính là Thúy Kiều. Nàng là con của một gia đình trung lưu lương thiện cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Nhưng trớ trêu thay, gia đình nàng bị mắc oan, cha nàng là Vương ông bị bắt. Giữa hoàn cảnh éo le đó, nàng đã chọn chữ hiếu để trọn đạo làm con. Kiểu đã quyết định bán mình chuộc cha, mà kẻ mua nàng chính là Mã Giám Sinh - một tên buôn người có tiếng.

      Mụ mối mà Kiều nhờ đã hoàn thành giao ước, mụ đã dẫn Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Màn chào hỏi, vấn danh diễn ra thật chóng vánh:

      - Mã Giám Sinh - Hắn xưng tên.

      - Huyện Lâm Thanh - Hắn trả lời như vậy khi được hỏi đến quê quán.

      Nhìn đến vẻ bề ngoài cũng đủ thấy hắn là một kẻ giả dối, xấu xa. Đã khoảng bốn mươi mà trông hắn vẫn ăn diện, ra vẻ trai lơ, không có gì là đĩnh đạc, đường hoàng. Người hầu kẻ hạ của hắn thì nhiều, ra vào không ngớt. Ngay hắn thôi cũng thể hiện sự vô học qua lời ăn, tiếng nói cộc lốc, giả dối. Hắn đến gia đình Kiều như thể đến nhà hắn vậy. Không thèm chào hỏi, mời mọc, hắn ngồi ngay ở ghế trên - chiếc ghế chỉ dành cho người chủ của gia đình. Trong khi kẻ ỷ thế đồng tiền còn đang ra vẻ quan lớn thì mụ mối đã nôn nóng giục Kiều ra mắt. Bề ngoài có vẻ như Mã Giám Sinh đến hỏi vợ, nhưng thực chất đó lại là một cuộc mua bán người. Kiều rõ điều đó hơn ai hết nên nàng sao có thể vui được. Gia đình gặp họa, mỗi người mỗi ngả, thân nàng thì phải bán mình chuộc cha. Nàng nhớ biết bao những ngày gia đình sum họp, những khoảnh khắc bên người đã cùng hẹn ước trăm năm. Nhưng những ngày đó đã qua rồi. Giờ đây, nàng bước ra gặp Mã Giám Sinh mà trong lòng cảm thấy sợ hãi, rụt rè. Kiều buồn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp vốn có. Nàng mảnh dẻ, yếu ớt như cây mai, cây trúc trước cơn gió lớn, khác gì cây liễu trước ngọn sóng to. Phần Kiều là vậy, còn về phần Mã Giám Sinh thì khác, vốn là kẻ buôn người nên hắn ngắm nhìn, đắn đo về Kiều như lật qua lật lại mớ rau xem kỹ để mua. Hồi lâu sau, hắn mới thử tài Kiều. Hắn bắt Kiều phải chơi đàn nguyệt, làm thơ trên quạt cho hắn nghe. Hắn xem Kiều tấu lên bản nhạc buồn ai oán cùng bài thơ than phận trách trời, thật đáng thương. Nhưng Mã Giám Sinh không thèm để ý đến điều đó, hắn nhận thấy Kiều là một món hàng hiếm có, chắc chắn sẽ đem lại nhiều món hời nên chẳng ngại gì mà đồng ý mua ngay. Bằng giọng điệu của kẻ buôn người chuyên nghiệp, hắn hỏi giá:

      - Xưa nay mua ngọc đến Lam Kiều, nay đây cũng vậy. Thật là một người sắc khó ai sánh bằng, tài hiếm ai bì kịp. Vậy sính nghi là bao?

      Mụ mối thấy vậy khấp khởi mừng thầm, phen này sẽ được đổi đời, giàu to. Mụ ra giá ngay:

      - Thúy Kiều vốn là quốc sắc thiên hương, chẳng may gặp gia biến, được để ý tới nên cũng không dám giấu, đáng giá nghìn vàng không hơn không kém.

      Quả đúng là một cái giá cao, Mã Giám Sinh chưa vội trả giá ngay. Hắn và mụ mối kẻ bớt một, kẻ thêm hai, cò kè một hồi lâu mới được cái giá ngoài bốn trăm, tức là chưa được một nửa giá đầu. Thế mới tường tận đây là hai kẻ chỉ biết đến đồng tiền. Thật xót xa thay cho thân Kiều tội nghiệp. Vậy là từ đây, Kiều bước vào một cuộc đời sóng gió, ba chìm bảy nổi, lưu lạc khắp bốn phương

      Tham khảo thêm: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều

      0 Trả lời 18/10/21
      • Người Nhện
        Người Nhện

        Mụ mối đưa người viễn khách vào vấn danh Thúy Kiều, đó là Mã Giám Sinh, quê huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 mà ăn mặc chải chuốt, lố bịch. Hành động thì thô lỗ, ngồi tót sỗ sàng ở ghế trên. Kiều là cô gái khuê các, lâm vào cảnh bán thân, nàng đau xót, tủi hổ, ngượng ngùng. Mỗi bước chân nối liền dòng lệ tuôn rơi. Gương mặt ủ rũ, buồn bã nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Kiều phải đánh đàn, làm thơ chiều lòng tên họ Mã. Nhưng khi trả giá, hắn mới lộ rõ bản chất con buôn khi đắn đo, cò kè trả giá cho một trang tuyệt sắc

        Tham khảo thêm: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi

        0 Trả lời 18/10/21

        Văn học

        Xem thêm