Hien Pham Pham Văn học

Làm văn thuyết minh về ngày tết cổ truyền của dân tộc

Làm văn thuyết minh về ngày tết cổ truyền của dân toc

3
3 Câu trả lời
  • Anh da đen
    Anh da đen

    Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi độ xuân về bao trái tim người Việt lại háo hức mong chờ đến Tết để được sum hợp bên gia đình.

    Sau lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp thì mọi việc chuẩn bị cho Tết đều trở nên tất bật hơn. Ở các phiên chợ Tết, những gánh lá rong xanh mướt đã được các tiểu thương bày bán để phục vụ cho các gia đình gói bánh chưng. Cả phiên chợ được phủ đầy sắc màu rực rỡ của những quả bưởi vàng óng, những chậu hoa bướm bướm đầy mầu sắc và biết bao đồ trang trí cho ngày Tết.

    Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

    Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm.

    Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới.

    Ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt.

    Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

    0 Trả lời 30/01/23
    • Sếp trong nhà
      Sếp trong nhà

      Xem thêm một số bài thuyết minh về ngày tết: https://vndoc.com/van-mau-lop-8-thuyet-minh-ve-ngay-tet-co-truyen-120131

      0 Trả lời 30/01/23
      • BuriBuriBiBi play mo ...
        BuriBuriBiBi play mo ...

        Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhắc đến những nét đẹp của một đất nước với bề dày văn hóa lịch sử. Trong đó có ẩm thực, hội họa và đặc biệt là nét đẹp về văn hóa lễ, hội. Những nét đẹp đó không chỉ mang truyền thống văn hóa mà còn là cả một bầu trời ý nghĩa tâm linh của người Việt. Một trong những nét đẹp đó phải kể đến là Tết cổ truyền (hay là Tết Nguyên đán).

        Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với phương Tây (theo đạo Thiên chúa giáo) thì Tết Nguyên đán cũng được coi là một lễ “Giáng sinh” của người Việt Nam vậy. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán, Tết âm lịch, đều thể hiện ngày đặc biệt quan trọng trong năm. Thường thì Tết âm lịch sẽ rơi vào giữa tháng hai dương lịch, hoặc sớm hơn là và giữa tháng một. Các ngày lễ chính của Tết là ngày mùng 1,2,3. Nhưng để chuẩn bị cho những ngày trọng đại này thì thường từ 23 tháng chạp.

        Để đón một cái Tết lớn trong năm, mọi người đều rất bận rộn chuẩn bị thật kĩ lưỡng và tất bật. Từ những ngày cuối tháng chạp (tức là tháng 12), mọi công tác chuẩn bị đều đã được bắt đầu. Trước tiên là ngày 23 tháng chạp âm lịch. Đây được coi là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Các sự tích kể lại rằng cứ vào ngày này hàng năm, thì các vị thần sẽ về chầu trời để báo cáo tình hình của dân chúng trong năm vừa qua. Vì vậy, đồ cúng gồm có mâm cơm chu toàn, tờ tiền, quần áo cho các vị thần và một con cá chép. Mâm cơm cúng không cần chuẩn bị quá cầu kì. Quần áo chuẩn bị gồm có mũ, áo, giày hài, có thể mua cả bộ người ta bán sẵn với các màu sắc khác nhau như vàng, đỏ, xanh…Cá chép được coi là “phương tiện” để các Táo lên chầu trời. Chọn cá không cần quá to nhưng phải khỏe, được đặt vào một bát nước, sau khi cúng xong thì phóng thích đi.

        Đến ngày 30 tháng chạp âm lịch, đây là ngày cuối cùng của một năm, mọi người cũng chuẩn bị mâm cơm cúng nhà và được gọi là mâm cơm “tất niên”. Chuẩn bị cho mâm cơm này thì khá là cầu kì, thường là có đủ món canh, rau xào và thịt. Đặc biệt là không thể thiếu thịt gà. Gà làm sẵn và luộc ráo nước để cả con chuẩn bị cúng vào thời khắc quan trọng nhất trong năm đó là thời khắc sang canh. Một trong những công tác chuẩn bị quan trọng nhất cho ngày Tết cổ truyền đó chính là mâm ngũ quả. Đúng như cái tên gọi của nó, thường có năm quả đại diện cho những điều may mắn, tốt đẹp nhất trong năm. Tùy vào các vùng miền mà năm loại quả này được chọn khác nhau.

        Bước sang thời khắc quan trọng nhất đó chính là ba ngày Tết. Mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là những ngày đầu năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau đi thăm hỏi và chúc Tết gia đình, người thân và bạn bè. Họ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Một trong những điều thú vị nhất đó chính là tục lì xì đầu năm. Thường là người lớn sẽ lì xì (mừng tuổi) cho trẻ nhỏ với ý nghĩa mong mọi điều tốt lành sẽ đến với chúng. Hết ba ngày tết, mọi người lại quay về cuộc sống thường ngày với những tất bật, bộn bề.

        Ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là ngày đầu tiên trong năm mà còn mang ý nghĩa truyền thống văn hóa của người dân. Đó là phong tục, tập quán của Việt Nam. Ngày quan trọng với ý nghĩa tâm linh, mong mọi điều tốt lành, hạnh phúc sẽ đến với mọi nhà. Tết còn là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi yêu thương trở về. Tết mang ý nghĩa giúp cho con người ta xích lại gần nhau hơn, thêm yêu thương và gắn bó.

        Mỗi người dân đất Việt không ai là không yêu và mong chờ Tết. Với những ý nghĩa quan trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.

        0 Trả lời 30/01/23

        Văn học

        Xem thêm