Lịch nghỉ lễ Quốc khánh mùng 2/9/2023

Lịch nghỉ lễ 2/9/2023, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày. Vậy lịch nghỉ cụ thể như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2023 vào thứ mấy, cách tính lương đi làm ngày 2/9, đi làm ngày 2/9 có được nghỉ bù,... Trong bài viết này VnDoc sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin cụ thể về Lịch nghỉ lễ 2/9/2023, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Nghỉ lễ 2/9/2023 bao nhiêu ngày?

Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động được nghỉ Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau). Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Theo hướng dẫn tại Công văn 245/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ Tết Nguyên đán và Quốc khánh năm 2023 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, dịp lễ Quốc khánh năm 2023 sẽ nghỉ từ ngày 1/9/2023 đến hết ngày 4/9/2023.

Do ngày 2/9 là thứ 7 của tuần nên cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ bù chính vì vậy sẽ được nghỉ lễ liên tiếp 4 ngày, từ ngày thứ Sáu 1/9/2023 đến hết ngày Thứ Hai 4/9/2023. Như vậy, tổng số ngày nghỉ tối đa của dịp này là 4 ngày.

Lịch nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Về tiền lương làm thêm ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Từ năm 2021, số ngày nghỉ dịp lễ Quốc khánh được tăng thêm 1 ngày, là ngày 2/9 và một ngày liền kề trước hoặc sau. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.

2. Cách tính lương đi làm 2-9

Trường hợp NLĐ vẫn đi làm vào ngày nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 thì được trả lương lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 BLLĐ 2012, cụ thể cách tính như sau:

(1) Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày

Tiền lương

x

(T1 x ít nhất 300%)

x

Số giờ làm thêm

Lưu ý: Đối với người lao động làm việc hưởng lương theo ngày (có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày) thì ngoài được trả lương làm thêm giờ them quy định trên còn được trả thêm tiền lương của ngày nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 theo quy định.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm

+ Trường hợp NLĐ có làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương

=

[T1 x ít nhất 300% + T1 x ít nhất 30% + (T1 x ít nhất 300%) x 20%]

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

+ Trường hợp NLĐ không làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương

=

[T1 x ít nhất 300% + T1 x ít nhất 30% + T1 x20%]

x

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó: T1 là tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

- Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương

x

(T2 x ít nhất 300%)

x

Số sản phẩm làm thêm

- Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm:

+ Trường hợp có làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương

=

[T2 x ít nhất 300% + T2 x ít nhất 30% + (T2 x ít nhất 300%) x 20%]

x

Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

+ Trường hợp không làm thêm giờ vào ban ngày:

Tiền lương

=

[T2 x ít nhất 300% + T2 x ít nhất 30% + T2 x20%]

x

Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Trong đó, T2 là đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường và được xác định theo đơn giá mà đôi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

3. Đi làm dịp Quốc khánh 2/9, có được nghỉ bù?

Về chế độ nghỉ bù của người lao động, Điều 111 BLLĐ năm 2019 chỉ quy định như sau:

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Với quy định này, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, Tết.

Trước đây, ngoài trường hợp nghỉ bù do ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, người lao động cũng được nghỉ bù theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP:

a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;

Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và cũng không có quy định mới thay thế. Do đó, hiện nay, dù làm thêm liên tục nhiều ngày thì người lao động cũng chỉ được trả lương làm thêm giờ mà không được nghỉ bù.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn sắp xếp ngày nghỉ bù cho những người lao động đi làm vào dịp lễ dài ngày. Pháp luật lao động cũng luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện những chế độ có lợi hơn dành cho người lao động.

4. Nguồn gốc của ngày Quốc khánh

Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.

5. Ngày Quốc Khánh 2/9: giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại của bản tuyên ngôn độc lập

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thời gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tham khảo các tài liệu khác:

Đánh giá bài viết
25 317.930
Sắp xếp theo

Hỏi đáp pháp luật

Xem thêm