Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 16 KNTT
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 16: Sự phản xạ ánh sáng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Sự phản xạ ánh sáng
A. Lý thuyết KHTN 7 bài 16
1.1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
- Khi chiếu một chùm sáng vào gương thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác.
- Đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Hiện tượng này còn xảy ra với các bề mặt nhẵn bóng khác.
- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:
Hình 16.1. Biểu diễn hiện tượng phản xạ ánh sáng
+ G: gương phẳng (mặt phản xạ)
+ Tia tới SI: tia sáng chiếu vào gương
+ Tia phản xạ IR: tia sáng bị gương hắt trở lại
+ Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và gương
+ Pháp tuyến IN tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I
+ Góc tới i: góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
+ Góc phản xạ i': góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
+ Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.
Khi ánh sáng truyền đến một bề mặt nhẵn bóng sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ. |
---|
1.2. Định luật phản xạ ánh sáng
a. Thí nghiệm
- Dụng cụ:
+ Gương phẳng
+ Bảng chia độ
+ Đèn chiếu
- Tiến hành thí nghiệm:
Hình 16.2. Thí nghiệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng
+ Dùng đèn chiếu tia sáng tới mặt gương sao cho tia sáng đi là là trên mặt bảng chia độ
+ Thay đổi góc tới, đo và ghi lại góc phản xạ
- Kết quả:
b. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới;
- Góc phản xạ bằng góc tới.
- Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới + Góc phản xạ bằng góc tới. |
---|
1.3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán
- Tùy theo tính chất của bề mặt mà các vật phản xạ ánh sáng khác nhau.
- Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo một hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ (còn gọi là phản xạ gương).
- Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (còn gọi là tán xạ).
Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh của vật
Khi có phản xạ khuếch tán, ta không nhìn thấy ảnh của vật
Phản xạ khuếch tán là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn, bị phản xạ theo mọi hướng. |
---|
B. Bài tập minh họa
Bài 1: Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương hắt trở lại và chiếu vào điểm S trên bảng?
Hướng dẫn giải
- Cách 1: di chuyển đèn pin lên phía trên để làm thay đổi góc truyền ánh sáng tới gương.
- Cách 2: thay đổi vị trí của gương
Bài 2: Chọn câu đúng?
A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.
C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn giải
Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới nghĩa là tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến cùng nằm trong một mặt phẳng ⇒ Đáp án A, B, C đều đúng ⇒ Chọn đáp án D.
Bài 3: Bạn A đang đứng cách gương 1,6 m để soi gương. Do nhìn không rõ, A tiến lại gần gương một khoảng là 0,5 m. Tính khoảng cách từ A tới ảnh của A lúc đó.
Hướng dẫn giải
Khi A tiến lại gần gương một đoạn 0,5 m thì khoảng cách giữa A và gương là:
1,6 - 0,5 = 1,1m
Khoảng cách từ A tới ảnh của A là:
\(1,1.2 = 2,2m\)
C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 16
------------------------------------
Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 16: Sự phản xạ ánh sáng KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.