Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 38 KNTT
Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 38: Thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
1. Chuẩn bị
a. Thiết bị, dụng cụ
- Chai nhựa đã qua sử dụng; đất trồng cây; bình tưới có vòi phun sương; nước ấm; dao hoặc kéo.
- Thước đo chia đơn vị đến mm.
- Các video hoặc tranh ảnh về quá trình sinh trưởng, phát triển ở một số loài động vật: muỗi, bướm, ếch đồng, cá, gà, lợn,...
b. Mẫu vật
Hạt đậu (đậu xanh, đậu đen hoặc đậu tương), hạt ngô hoặc lạc. Tuỳ vào mùa vụ, tuỳ địa phương, chọn loại hạt có thời gian nảy mầm ngắn, phù hợp. Chú ý chọn các hạt to, mẩy, không bị sâu mọt.
2. Cách tiến hành
a. Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số loài thực vật
- Bước 1: Dùng dao hoặc kéo cắt chai nhựa theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang rồi cho đất vào để tạo thành chậu hoặc khay trồng cây.
- Bước 2: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35oC đến 40oC.
- Bước 3: Gieo hạt đã nảy mầm vào chậu, dùng vòi phun sương phun ẩm đất trong chậu.
- Bước 4: Đặt chậu trong môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày và theo dõi.
- Bước 5: Quan sát sự nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của các cây trong mỗi chậu. Đếm số lá, dùng thước đo chiều cao và kích thước lá (hằng ngày trong khoảng từ 5 đến 7 ngày) và ghi vào sổ theo dõi.
* Video quá trình sinh trưởng của cây đậu cove
b. Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật
Quan sát tranh ảnh hoặc video về quá trình sinh trưởng, phát triển ở một số loài động vật như bướm, muỗi, chó, gà,... trong vòng đời của chúng
* Ảnh vòng đời của bướm và gà
Vòng đời của bướm | Vòng đời của gà |
* Video vòng đời của muỗi và ếch
Vòng đời của muỗi | |
Vòng đời của ếch |
Yêu cầu quan sát:
- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mỗi loài.
- Hình thái và kích thước cơ thể sinh vật ở mỗi giai đoạn.
- Biểu hiện của mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở các loài khi quan sát..
- Ghi chép ra vở các nội dung quan sát được.
3. Kết quả
a.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước đã được hướng dẫn trong SGK để hoàn thành bảng ghi kết quả 38.1. Tùy từng giống cây trồng và điều kiện chăm sóc được lựa chọn sẽ cho ra kết quả khác nhau.
Kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng (tham khảo):
Bảng 38.1
Tên cây trồng | Ngày | Chiều cao cây (cm) | Số lá | Kích thước lá (cm 2 ) |
Cây đậu tương | 1 | Hạt bắt đầu nảy mầm, xuất hiện rễ | 0 | 0 |
2 | Xuất hiện thân mầm, lá mầm | 0 | 0 | |
3 | 1 cm | 0 | 0 | |
4 | 1,3 cm | 0 | 0 | |
5 | 2,1 cm | 0 | 0 | |
6 | 3,3 cm | 0 | 0 | |
7 | 4,6 cm | 2 | 2 cm 2 |
- Kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của các loài động vật:
Vòng đời của bướm | Vòng đời của gà |
Bảng 38.2
Tên động vật | Các giai đoạn phát triển | Đặc điểm về kích thước, hình thái cơ thể ở các giai đoạn |
Bướm | Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng (sâu bướm) → Nhộng → Bướm trưởng thành | - Giai đoạn trứng: Bướm cái đặt trứng của chúng lên cây trồng (lá hoặc thân cây). Trứng bướm dính rất chặt với nơi được đặt, giữ chúng không bị rơi xuống đất. Trong giai đoạn trứng, hợp tử sẽ sinh trưởng và phát triển, phân hóa các cơ quan để tạo thành ấu trùng non. - Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Khi những điều kiện trong trứng đáp ứng được giai đoạn tiếp theo, ấu trùng sẽ phá bỏ lớp vỏ và chui ra. Ở hình thái sâu bướm, chúng ăn liên tục và phải trải qua nhiều lần lột xác để đạt được hình thái nhộng. Mỗi lần lột xác, con sâu bướm trở nên to hơn. - Giai đoạn nhộng: Sâu non được bao bọc trong 1 lớp kén. Giai đoạn nhộng là thời điểm sự chuyển đổi bên trong xảy ra mạnh mẽ nhất. Con nhộng không ăn trong thời gian này, cũng không thể di chuyển được. - Giai đoạn bướm trưởng thành: Bướm có 2 đôi cánh lớn, sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa. Bướm trưởng thành bắt đầu bay tìm kiếm bạn tình. Những con cái đực đẻ trứng đẻ trứng trên các cây kí chủ thích hợp, vòng đời của bướm tiếp tục được tiếp diễn. |
Gà | Trứng → Gà mới nở → Gà con → Gà trưởng thành | - Giai đoạn trứng: Trứng gà có hình bầu dục hơi tròn. Trong trứng, hợp tử sinh trưởng phát triển và phân hóa các cơ quan để thành gà non. - Giai đoạn gà mới nở: Gà bé, cánh nhỏ chưa có lông cánh, chưa có lông đuôi toàn cơ thể chỉ có lông tơ màu vàng. - Giai đoạn gà con: Gà con sinh trưởng lớn dần, bắt đầu mọc lông cánh, lông đuôi. - Giai đoạn gà trưởng thành: Gà đạt kích thước tối đa tùy từng giống, gà trống mọc mào, gà mái có khả năng đẻ trứng, gà bắt đầu có khả năng sinh sản. |
b. Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật:
- Cả động vật và thực vật đều có khả năng sinh trưởng và phát triển.
+ Sự sinh trưởng được biểu hiện thông qua sự tăng kích thước và khối lượng của cơ thể. Ví dụ: Ở cây đậu tương, sự tăng chiều dài thân là một biểu hiện của sinh trưởng còn ở gà, sự tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn là một biểu hiện của sinh trưởng.
+ Sự phát triển được biểu hiện bằng sự phân hóa phát sinh các cơ quan mới hoặc các chức năng mới của cơ thể. Ví dụ: Ở cây đậu tương, sự ra rễ, ra thân, ra lá là biểu hiện của phát triển còn ở gà, sự phát sinh các cơ quan ở giai đoạn trứng hay sự phát sinh mào của gà trống là biểu hiện của phát triển.
- Sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật là khác nhau về nhiều mặt như tốc độ, biểu hiện các giai đoạn, …
c. Trả lời các câu hỏi
1. Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.
⇒ Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát:
- Sau khi gieo hạt xuống đất ẩm, khi đã hút no nước, hạt sưng lên và nứt vỏ tạo thành một chiếc rễ trắng cắm xuống đất. Sau đó, một chiếc thân mầm màu xanh nhạt bắt được được hình thành, trên thân mầm có 2 chiếc lá mầm dày. Thân mầm cao lên nhanh chóng sau mỗi ngày.
- Từ đỉnh của thân mầm giữa 2 lá mầm, xuất hiện 2 chiếc lá thật. Hai chiếc lá thật to dần lên và màu sắc cũng đậm dần lên mỗi ngày. Khi hai chiếc lá thật xòe rộng thì hai chiếc lá mầm teo đi và rụng xuống.
2. So sánh sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát.
Loài bướm | Loài gà |
- Con non trải qua nhiều giai đoạn trung gian và lột xác nhiều lần để trở thành con trưởng thành. | - Con non không phải trải qua lột xác để trở thành con trưởng thành. |
- Con non có cấu tạo và hình thái khác hẳn con trưởng thành. | - Con non và con trưởng thành có cấu tạo và hình thái như nhau. |
------------------------------------
Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 38: Thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.