Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 19 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 19: Từ trường được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Từ trường

- Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu có từ tính và các nam châm khác gọi là lực từ

- Vật liệu có tính chất từ ở mọi vị trí xung quanh nam châm thì đều bị nam châm hút, xung quanh nam châm có từ trường.

- Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và tồn tại trong không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện.

- Năm 1820, nhà bác học người Áo Ơ-xtet (Osterd) đã làm một thí nghiệm chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.

- Thí nghiệm được mô tả như Hình 19.1. Đặt kim nam châm sao cho trục của kim song song với dây dẫn. Khi đóng mạch điện, kim nam châm lệch khỏi vị trí ban đầu, chứng tỏ kim nam châm đã chịu tác dụng của lực từ, vùng không gian bao quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường.

Hình 19.1. Thí nghiệm Osterd

- Vùng không gian bao quanh nam châm hoặc dây dẫn mang dòng điện có từ trường.

- Kim nam châm tự do (kim nam châm thử) đặt trong từ trường thì chịu tác dụng định hướng của từ trường. Kim nam châm thử là dụng cụ để phát hiện sự tồn tại của một từ trường nào đó.

1.2. Từ phổ

- Hình ảnh từ phổ

Hình 19.2. Thí nghiệm từ phổ của nam châm

=> Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ

- Đặc trưng của từ trường:

+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp dày thì từ trường ở đó mạnh

+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

1.3. Đường sức từ

- Hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng:

Hình 19.4. Hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng

+ Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức từ của từ trường

+ Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

Các đường sức từ có chiều xác định. Ở ngoài nam châm chúng có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

1.4. Từ trường Trái Đất

Hình 19.7. Mô phỏng từ trường Trái Đất

- Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu

=> Từ cực nằm ở Nam bán cầu gọi là Cực Bắc địa từ, từ cực nằm ở Bắc bán cầu gọi là Nam địa từ

Trái Đất là một nam châm khổng lồ có 2 cực địa từ không trùng với 2 cực địa lí

1.5. La bàn

a. Cấu tạo

- La bàn là dụng cụ được dùng để xác định hướng

- Cấu tạo:

Hình 19.8. La bàn tìm hướng

(1) Kim la bàn

(2) Vỏ la bàn

(3) Mặt la bàn

+ Kim nam châm được đặt trong một vỏ kim loại thường làm bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định một mặt chia độ.

+ Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm.

b. Cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Hình 19.9. Cách sử dụng la bàn

+ Bước 1: Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.

+ Bước 2: Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.

+ Bước 3: Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.

Cách sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Từ trường là gì?

Hướng dẫn giải:

Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó

Bài tập 2: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào có thể kiểm tra được pin có còn điện hay không?

Hướng dẫn giải:

Muốn xác định pin còn điện hay hết chỉ với các dụng cụ dây dẫn và kim nam châm ta làm như sau: Mắc dây dẫn vào hai cực của pin, rồi đưa kim nam châm lại gần dây dẫn, nếu kim nam châm lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì cục pin đó còn điện, nếu không thì cục pin hết điện

Bài tập 3: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này gọi là gì?

Hướng dẫn giải:

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 19

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 19: Từ trường KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 11/07/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 11/07/23
      • Bé Bông
        Bé Bông

        😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 11/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm