Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 42 KNTT
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
A. Lý thuyết KHTN 7 bài 42
1.1. Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường
- Mọi cơ thể sống từ những sinh vật có cấu tạo đơn giản (vi khuẩn, nguyên sinh vật) đến những sinh vật có cấu tạo phức tạp (thực vật, động vật) đều được cấu tạo từ tế bào.
Sinh vật đơn bào | Sinh vật đa bào |
- Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào, phân hoá thành mô, cơ quan, hệ cơ quan khác nhau phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.
Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức
- Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống.
- Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Ngược lại, các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào đảm bảo cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường
Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống. |
---|
1.2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật
- Các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể sinh vật. Mối quan hệ qua lại này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể
- Ví dụ: Béo phì là một bệnh lí đang ngày càng phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thu nhận quá nhiều năng lượng từ thức ăn và đồ uống dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể. Để phòng và chống béo phì, thanh thiếu niên cần rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Các hoạt động sống như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất. |
---|
B. Bài tập minh họa
Bài tập 1: Nêu vai trò của tế bào trong cơ thể và mô tả mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể?
Hướng dẫn giải:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.
- Cơ thể đa bào được hình thành từ nhiều tế bào, các tế bào liên kết với nhau tạo nên các cấp tổ chức của cơ thể sống (mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể).
- Tế bào thực hiện các hoạt động như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng với môi trường.
- Hoạt động của tế bào là cơ sở cho hoạt động của cơ quan và hệ cơ quan do chúng cấu tạo nên, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Bài tập 2: Thế giới sinh vật có nhiều cấp tổ chức khác nhau, trong đó, tế bào là cấu trúc nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ tính chất của sự sống. Nếu như tách rời tế bào khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?
Hướng dẫn giải:
- Cơ thể thực hiện được các hoạt động cơ bản của một sinh vật nhờ đơn vị thực hiện các chức năng của cơ thể là tế bào.
- Tế bào nằm sâu trong cơ thể nên việc thực hiện các hoạt động sống lại được thực hiện qua các cơ quan chuyên trách.
- Tế bào chỉ thực hiện được chức năng của mình khi ở trong một Cơ thể toàn vẹn, nếu tách rời tế bào ra khỏi cơ thể, tế bào ngừng hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan do các tế bào cấu tạo nên, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.
C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 42
------------------------------------
Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.