Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 18 KNTT

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 18: Nam châm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Nam châm

A. Lý thuyết KHTN 7 bài 18

1.1. Nam châm là gì?

* Quá trình phát hiện ra nam châm:

- Từ xa xưa, con người đã chú ý đến một số loại đá có tính chất hút được một số vật bằng sắt. Nếu buộc nó vào một sợi chỉ thì khi cân bằng nó luôn chỉ một hướng xác định, một đầu hòn đá chỉ hướng Bắc, một đầu chỉ hướng Nam.

- Các thuỷ thủ dùng những viên đá dẫn đường” này, hay còn gọi là đá nam châm, để định hướng trên biển.

- Sau này, khoa học công nghệ phát triển, con người đã nghiên cứu bản chất của nam châm và tạo ra nam châm có kích thước và hình dạng khác nhau: nam châm thẳng, nam châm hình chữ U, nam châm viên, ... Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam như trên được gọi là nam châm.

* Các loại nam châm:

- Nam châm thẳng:

- Nam châm hình chữ U:

- Nam châm viên:

Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt).

1.2. Tính chất từ của nam châm

- Dụng cụ:

Một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ, ... (Hình 18.1)

Hình 18.1. Dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu tính chất của nam châm

- Tiến hành:

* Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

Hình 18.2. Thí nghiệm tìm hiểu tính chất từ của nam châm

* Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Hình 18.3. Kim nam châm

- Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ

- Tính chất của nam châm:

+ Hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt

+ Nam châm luôn có hai cực: cực bắc N, cực nam S.

+ Thanh nam châm được treo vào một sợi dây mảnh hoặc kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

- Vật liệu bị nam châm hút là vật liệu có tính chất từ

- Thanh nam châm được treo vào một sợi dây mảnh hoặc kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc - Nam. Một cực của nam châm hướng về phía bắc địa lí gọi là cực Bắc, cực kia hướng về phía nam địa lí gọi là cực Nam, Để phân biệt 2 cực của nam châm người ta sơn 2 màu khác - nhau, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N (viết tắt từ tiếng Anh North), màu xanh là cực Nam ghi chữ S (viết tắt từ tiếng Anh South).

1.3. Tương tác giữa hai nam châm

- Quan sát thí nghiệm:

Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ, để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo (Hình 18.4). Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo.

Hình 18.4. Thí nghiệm tìm hiểu tương tác giữa hai nam châm

→ Khi đặt hai nam châm gần nhau: cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau.

Hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau

1.4. Định hướng của một kim nam châm tự do

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm.

+ Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay.

+ Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam châm.

Hình 18.5. Thí nghiệm tìm hiểu sự định hướng của kim nam châm

→ Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Bằng cách nào có thể xác định được một vật là nam châm?

Hướng dẫn giải:

Có thể xác định bằng cách: đưa vật đó lại gần các vật bằng sắt. Nếu nó hút được sắt thì là nam châm.

Bài tập 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

  1. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
  2. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
  3. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
  4. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

Hướng dẫn giải:

A: không thể vì chưa biết thanh còn lại có phải là sắt hay không.

B: không thể vì thanh còn lại là nam châm thì mới đẩy.

C: có thể vì nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam

D: không thể

→ Đáp án C

Bài tập 3: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

Hướng dẫn giải:

- Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

- Khi đặt một kim nam châm ở một vị trí xác định ta thấy kim nam châm luôn hướng theo hướng Bắc – Nam địa lí. Xoay kim nam châm một góc xoay nào đó, sau khi cân bằng kim nam châm lại trở về theo hướng Bắc - Nam địa lí. Điều này chứng tỏ Trái Đất là một nam châm, có cực Bắc của nam châm là cực Nam địa lí và cực Nam của nam châm là cực Bắc địa lí.

⇒ Có thể coi Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 18

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 18: Nam châm KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 11/07/23
    • Gia Kiet Hoang ...
      Gia Kiet Hoang ...

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/07/23
      • Trang Nguyễn
        Trang Nguyễn

        👐👐👐👐👐👐👐

        Thích Phản hồi 11/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm