Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 20 KNTT

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Nam châm điện

- Khái niệm: Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường, người ta ứng dụng tính chất này để chế tạo ra nam châm, gọi là nam châm điện

- Cấu tạo nam châm điện

Hình 20.1. Cấu tạo của nam châm điện

+ 1 ống dây dẫn

+ 1 thỏi sắt non lồng trong ống dây

+ Hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện

Cấu tạo nam châm điện bao gồm ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu ống dây nối với 2 cực nguồn điện. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.

1.2. Chế tạo nam châm điện đơn giản

- Dùng một đoạn dây đồng quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong ống một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như hình 20.2

Hình 20.2. Sơ đồ cấu tạo nam châm điện đơn giản

- Một số nam châm điện đơn giản trong thực tế:

* Cần cẩu dọn rác

- Nam châm điện được dùng ở cần cẩu dọn rác có lực từ rất mạnh, nhờ nam châm này mà cần cẩu dọn rác có thể nhấc được cả một chiếc ô tô hỏng ra khỏi đống rác và chất lên xe tải để chở đi đến nhà máy luyện thép (Hình 20.3).

- Nam châm điện còn là bộ phận không thể thiếu trong các động cơ điện, máy phát điện.

Hình 20.3. Cần cẩu dọn rác

* Chuông điện

- Hình 20.4 là sơ đồ cấu tạo của chuông điện:

+ E là nút bấm chuông (công tắc điện);

+ A là nam châm điện;

+ C là cần gõ chuông, D là quả chuông;

+ B là công tắc bằng kim loại đàn hồi.

Hình 20.4. Sơ đồ cấu tạo chuông điện

- Nam châm điện là bộ phận cơ bản của chuông điện. Khi ấn nút E, dòng điện chạy vào nam châm A, nam châm hút cẩn C, đập vào quả chuông, đồng thời công tắc ổ bị ngắt, nam châm A không có dòng điện nên không hút cần C, cần (trở lại vị trí cũ, công tắc B đóng, dòng điện lại chạy vào nam châm A. Cứ như vậy cần gõ liên tục vào quả chuông) tạo ra tiếng kêu.

Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây; dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Vì sao khi trong các cần cẩu điện lại dùng nam châm điện mà không sử dụng nam châm vĩnh cửu?

Hướng dẫn giải:

- Dùng nam châm điện có thể tạo ra được lực hút rất lớn, đủ để hút các vật có khối lượng lớn lên

- Có thể điều chỉnh được độ lớn của lực hút (tăng hoặc giảm)

- Khi cần lấy các vật ra thì ta chỉ cần đóng ngắt mạch điện là được.

Bài tập 2: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ làm gì?

Hướng dẫn giải:

Khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì nam châm điện mất hết từ tính nên không hút các mảnh kim loại được nữa. Dưới tác dụng của trọng lực thì các mảnh kim loại này sẽ rơi ra khỏi cần cẩu

Bài tập 3: Vì sao khi cho dòng điện chạy qua loa điện, thì loa điện lại phát ra âm thanh?

Hướng dẫn giải:

Vì khi có dòng điện chạy qua loa thì ống dây dao động. Màng loa được gắn với ống dây nên khi đó màng loa sẽ dao động theo ống dây và phát ra âm thanh.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 20

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 38
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 10:30 11/07
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 10:30 11/07
      • Gấu Bắc Cực
        Gấu Bắc Cực

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 10:30 11/07

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm