Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 26 KNTT

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

a. Nước

- Trong tế bào, nước là dung môi và môi trường cho các phản ứng hô hấp xảy ra. Chính vì vậy, nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô hấp của tế bào.

- Tiến hành thí nghiệm đo cường độ hô hấp của một loại hạt ở các hàm lượng nước khác nhau, ta được kết quả như sau:

Thí nghiệmHàm lượng nước trong hạtCường độ hô hấp
Thí nghiệm 111% đến 12%1,5 mg CO2/1kg hạt/ giờ
Thí nghiệm 214% đến 15%Tăng lên 4 đến 5 lần
Thí nghiệm 330% đến 35%Tăng lên hàng nghìn lần

b. Nồng độ khí oxygen

Oxygen là nguyên liệu của hô hấp tế bào nên có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ở thực vật, nếu nồng độ khí oxygen ngoài môi trường xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

c. Nồng độ khí carbon dioxide

Nồng độ khí CO2 ngoài môi trường từ 3% đến 5% đã gây ức chế hô hấp. Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 cao sẽ dẫn đến tính trạng CO 2 cạnh tranh với O 2 để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị thiếu khí O 2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp gây ảnh hưởng tới tính mạng.

d. Nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Ví dụ: Ở người, khi nhiệt độ cơ thể trên 40oC, hô hấp tế bào gặp khó khăn.

Nước, nồng độ oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

1.2. Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn

a. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản

Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ. Do đó, hô hấp diễn ra càng mạnh thì lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản (rau, củ, quả, hạt, ...) tiêu hao càng nhiều, gây giảm sút khối lượng và chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào sẽ chết dẫn đến nông sản cũng bị hỏng. Vì vậy, để bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp ở nông sản về mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.

b. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch

- Bảo quản khô:

+ Biện pháp bảo quản khô thường sử dụng để bảo quản các loại hạt.

+ Các hạt cần được phơi hoặc sấy khô đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 13% đến 16% tùy từng loại hạt.

- Bảo quản lạnh:

+ Đây là biện pháp bảo quản nông sản ở điều kiện nhiệt độ thấp trong tủ lạnh hoặc kho lạnh. Phần lớn các loại thực phẩm, rau, quả được bảo quản theo cách này (Hình 26.2).

+ Thực phẩm được giữ trong các kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có nhiệt độ khác nhau. Mỗi loại rau, quả có một nhiệt độ bảo quản thích hợp, ví dụ: bảo quản khoai tây ở 4°C, cải bắp ở 1°C, cam ở 6°C.

Hình 26.2. Biện pháp bảo quản lạnh

c. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

Đây là biện pháp bảo quản hiện đại và cho hiệu quả cao. Biện pháp này thường sử dụng các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao để bảo quản các loại nông sản.

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo, ... làm tăng hàm lượng O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/ sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Sau khi thu hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc, ...), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

Hướng dẫn giải:

Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, ... của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí để hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm.

Bài tập 2: Tại sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy?

Hướng dẫn giải:

Sau khi thu hoạch, các loại rau, củ vẫn diễn ra quá trình hô hấp. Các loại rau tươi có hàm lượng nước cao, cần được bảo quản trong ngăn mát nhằm hạn chế quá trình hô hấp gây giảm chất lượng rau; túi đục lỗ được dùng để bảo quản giúp hơi nước thoát ra trong quá trình hô hấp không đọng lại làm thối nhũn rau. Khoai tây và cà rốt có hàm lượng nước thấp hơn nên chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 26

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 26: Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 80
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Điện hạ
    Điện hạ

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 13:24 11/07
    • Bé Heo
      Bé Heo

      🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 13:24 11/07
      • Sư Tử
        Sư Tử

        😗😗😗😗😗

        Thích Phản hồi 13:24 11/07

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm