Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 6 KNTT
Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
Bài: Giới thiệu về liên kết hóa học
A. Lý thuyết KHTN 7 bài 6
1.1. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm
- Ở điều kiện thường, các khí hiếm tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử bền vững, khó bị biến đổi hóa học.
- Lớp electron ngoài cùng của chúng chứa 8 electron (trừ He chứa 2 electron).
- Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron.
Hình 6.1. Mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử khí hiếm
- Nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững. - Nguyên tử của các nguyên tố khác có thể đạt được lớp electron ngoài cùng của khí hiếm bằng cách tạo thành liên kết hoá học. |
---|
1.2. Liên kết ion
- Sự hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn
- Khi hình thành phân tử sodium chloride (NaCl), các nguyên tử đã có sự nhường và nhận electron như sau:
- Nguyên tử natri (Na) nhường một electron ở lớp electron ngoài cùng cho nguyên tử chlorine (Cl) để tạo thành ion dương Na+ có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ne.
- Nguyên tử Cl nhận vào lớp electron ngoài cùng một electron của nguyên tử Na để tạo thành ion ấm Cl- có vỏ bền vững giống vỏ nguyên tử khí hiếm Ar (xem Hình 6.2)
Hình 6.2. Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl
- Hai ion được tạo thành mang điện tích ngược dấu hút nhau để hình thành liên kết ion trong phân tử muối ăn. Nói chung, khi kim loại tác dụng với phi kim, nguyên tử kim loại nhường electron cho nguyên tử phi kim. Nguyên tử kim loại trở thành ion dương và nguyên tử phi kim trở thành ion âm. Các ion dương và âm hút nhau tạo thành liên kết trong hợp chất ion. Vậy liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- Các hợp chất con như muối ăn,... là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy và khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện.
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu. |
---|
1.3. Liên kết cộng hoá trị
- Các nguyên tử riêng rẽ của các nguyên tố hydrogen và oxygen không bền vững, chúng có xu hướng kết hợp với nguyên tử khác bằng liên kết cộng hoá trị để hình thành các phân tử.
- Liên kết cộng hoá trị trong phần tử đơn chất
- Sự hình thành phân tử hydrogen
+ Mỗi nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm He, khi hình thành phân tử hydrogen, hai nguyên tử H đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung (xem Hình 6.4).
Hình 6.4. Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử hydrogen
- Sự hình thành phân tử oxygen
+ Mỗi nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử oxygen, hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành hai cặp electron dùng chung (xem Hình 6.5).
Hình 6.5. Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử oxygen
- Liên kết được hình thành trong phần tử hydrogen và oxygen là liên kết cộng hoá trị. Vậy, liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. Liên kết cộng hoá trị thường gặp trong nhiều phân tử đơn chất phi kim như nitrogen, chlorine, fluorine,...
- Liên kết cộng hoá trị trong phân tử hợp chất
- Sự hình thành phân tử nước
+ Khi hình thành phân tử nước, hai nguyên tử H đã liên kết với một nguyên tử 0 bằng cách nguyên tử 0 góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung (xem Hình 6.6).
Hình 6.6. Sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử nước
- Các chất hydrogen, Oxygen và nước chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị, được gọi là chất cộng hóa trị. Các chất ammonia, carbon dioxide, đường ăn,... cũng là chất cộng hóa trị. Các chất cộng hóa trị có thể là chất khí, chất lỏng hay chất rắn. Các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
- Liên kết cộng hóa trị được tạo nên do sự dùng. chung một hay nhiều cặp electron. - Hợp chất ion thường khó bay hơi, khó nóng chảy,...Chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. |
---|
B. Bài tập minh họa KHTN 7 bài 6
Bài 1: Trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?
Hướng dẫn giải
Nguyên tử của các nguyên tố khác có xu hướng tham gia liên kết hóa học để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm bằng cách nhường, nhận hay dùng chung các electron.
Bài 2: Hãy xác định vị trí của aluminium trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion aluminium từ nguyên tử aluminium
Hướng dẫn giải
- Trong bảng tuần hoàn, aluminium thuộc ô màu xanh nằm ở
+ Nhóm IIIA → Có 3 electron ở lớp ngoài cùng
+ Chu kì 3 → Có 3 lớp electron
- Nguyên tố aluminium là nguyên tố kim loại có 3 electron ở lớp ngoài cùng
→ Có xu hướng nhường đi 3 electron tạo thành ion dương aluminum (Al3+)
- Sơ đồ tạo thành ion aluminium:
Bài 3: Nguyên tử K kết hợp với nguyên tử Cl tạo thành phân tử potassium chloride. Theo em, ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn, chất lỏng hay chất khí? Vì sao?
Hướng dẫn giải
- Phân tử potassium chloride là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (K) và phi kim điển hình (Cl)
- Mà hợp chất ion có những tính chất chung sau:
+ Là chất rắn ở điều kiện thường
+ Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao
+ Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện
→ Ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn
------------------------------------
Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.