Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 23 KNTT

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

a. Ánh sáng

- Cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp cũng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây bị "đốt nóng", làm giảm hiệu quả quang hợp.

Lá cây quang hợp tốt với cường độ chiếu sáng phù hợpLá cây giảm hiệu quả quang hợp khi cường độ chiếu sáng quá cao

- Mỗi loài cây có nhu cầu khác nhau về ánh sáng

+ Cây ưa sáng sống ở nơi có ánh sáng mạnh: phi lao, thông, ngô, hoa giấy, dừa,...

+ Cây ưa bóng thường sống ở nơi bóng râm: lá lốt, trầu không,...

Cây dừa sống ở nơi ánh sáng mạnh

Cây lá lốt sống ở nơi bóng râm

Hình 23.1. Một số cây ưa sáng và ưa bóng

b. Nước

Nước có ảnh hướng kép tới quá trình quang hợp vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí.

Khi tế bào lá cây mất nước, khí khổng đóng lại, hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.

Cây được cung cấp đủ nước, khí khổng mở giúp khí carbon dioxide dễ dàng khuếch tán vào bên trong lá, tăng hiệu quả quang hợp.

c. Carbon dioxide

Thông thường, hiệu quả quang hợp tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí CO 2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết vì ngộ độc, còn khi nồng độ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra. Nồng độ khí CO 2 thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008% đến 0,01%.

Hình 23.2. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nồng độ khí CO 2 ngoài môi trường đến quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu. Nguồn: Giáo trình sinh lí thực vật, NXBGDVN

d. Nhiệt độ

Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài quang hợp là từ 25 o C đến 35oC. Nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hay quá thấp (dưới 10oC) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.

Hình 23.3. Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp của cây khoai tây và cây cà chua. Nguồn: Giáo trình sinh lí thực vật, NXBGDVN

Nhiệt độ thấp nhất mà cây có thể quang hợp khác nhau ở các loài. Ví dụ: nhiệt độ thấp nhất của cây ở vùng ôn đới có thể quang hợp là từ -5 o C đến 15 o C, trong khi cây ở vùng nhiệt đới quang hợp ở nhiệt độ thấp nhất từ 4oC đến 8oC.

Ánh sáng, nhiệt độ, khí carbon dioxide và nước là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.

1.2. Vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh

Quang hợp ở cây xanh mang lại nhiều lợi ích cho môi trường tự nhiên và đời sống con người:

- Cung cấp chất hữu cơ cho mọi sinh vật

- Cân bằng, điều hòa khí trong không khí

Việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh rất quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên và tuyên truyền rộng rãi tới mọi người.

Đặc biệt là bảo vệ bộ lá - bộ máy quang hợp của cây xanh cần điều chỉnh hợp lí các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây thông qua chế độ chiếu sáng, tưới nước, bón phân, ... giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao.

Kiến trúc sư người Italia là Stê-pha-nô Bo-e-ri (Stefano Boeri) đã tạo ra tòa tháp rừng thẳng đứng đầu tiên mang tên Bosco Verticale ở thành phố Milan, Italia. Tòa tháp đôi này được phủ bằng một rừng cây gồm khoảng 900 cây xanh, 5000 bụi cây với trên 11000 loài thực vật khác nhau. Khu vườn này có thể hấp thu CO2, ngăn ngừa các khí gây hiệu ứng nhà kính phát tán trên bầu khí quyển. Cây xanh trên nóc nhà có thể lọc bụi mịn PM2.5. Kiến trúc sư Boeri đã chọn những loại cây có khả năng hấp thụ khí gây ô nhiễm và bụi mịn PM2.5 tốt nhất. Ngoài ra, khu rừng này còn là nơi cư trú của các loài côn trùng và các loài chim.

Con người có thể vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh nhằm giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy kể tên những loài cây ưa bóng và ưa sáng mà em biết.

Hướng dẫn giải:

- Một số cây ưa bóng: lá lốt, ngải cứu, diếp cá, gừng, phong lan, …

- Một số cây ưa sáng: cây bàng, phượng, ổi, ngô, lúa, …

Bài tập 2: Vì sao cần phải đảm bảo mật độ phù hợp?

Hướng dẫn giải:

Cần đảm bảo mật độ phù hợp vì:

+ Cây trồng quá dày sẽ dẫn đến thiếu nước, ánh sáng, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu,… để cây có thể tiến hành quá trình quang hợp tích lũy vật chất cho cây, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây (cây còi cọc, năng suất thấp).

+ Cây trồng quá thưa sẽ dẫn đến cây không sử dụng hết các nguồn sống được cung cấp → lãng phí diện tích và nguồn sống → hiệu quả kinh tế thu được không cao.

→ Trồng cây đúng mật độ thì cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 23

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đường tăng
    Đường tăng

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 11:46 11/07
    • Ba Lắp
      Ba Lắp

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11:46 11/07
      • Người Dơi
        Người Dơi

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 11:46 11/07

        KHTN 7 Kết nối tri thức

        Xem thêm