Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân

VnDoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Lực hạt nhân

- Khái niệm: các nuclôn trong hạt nhân hút nhau bằng một lực rất mạnh, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn tạo nên hạt nhân bền vững.

- Tính chất:

+) Không cùng bản chất với với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn.

+) Là lực tương tác mạnh

+) Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi cỡ kích thước hạt nhân ≈ 10-15 m

II. Năng lượng liên kết của hạt nhân

- Độ hụt khối: Khối lượng của hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh lệch giữa 2 khối lượng đó gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân:

∆m = (Z.mp + (A - Z) mn ) - mX

- Năng lượng liên kết Wlk: là năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi mọt hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.

Wlk = [Z.mp + (A - Z) mn - mX ] c2 = ∆m.c2

- Năng lượng liên kết riêng Wlkr: là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, Wlkr càng lớn hạt nhân càng bền vững. Những hạt nhân bền vững ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn 50 < A < 80.

Wlkr = Wlk/A

III. Phản ứng hạt nhân

- Khái niệm: phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến biến đổi hạt nhân

- Phân loại: gồm 2 loại

+) Phản ứng hạt nhân tự phát: là quá trình một hạt nhân không bền vững tự phân rã thành các hạt nhân khác. VD: phóng xạ.

A → B + C

+) Phản ứng hạt nhân kích thích: quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác. VD: phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch.

A + B → C + D

IV. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân

Với phản ứng hạt nhân:

Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Có các định luận bảo toàn sau:

- Định luật bảo toàn điện tích:

Z1 + Z2 = Z3 + Z4

- Định luật bảo toàn nuclôn (số khối A):

A1 + A2 = A3 + A4

Chú ý: số hạt nơtron (A-Z) không được bản toàn

- Định luật bảo toàn động lượng:

Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

- Định luật bảo toàn năng lượng

mtrước.c2 = msau.c2 + ∆E

↔ ∆E = (mtrước - msau) c2 = (mA + mB - mC - mD)c2

Với ∆E là năng lượng phản ứng

∆E > 0: phản ứng tỏa năng lượng |∆E|

∆E < 0: phản ứng thu năng lượng |∆E|

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 12, Toán 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😽😽😽😽😽

    Thích Phản hồi 12/12/22
    • Bé Cún
      Bé Cún

      👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 12/12/22
      • Thỏ Bông
        Thỏ Bông

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 12/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lý thuyết Vật lí 12

        Xem thêm