Lý thuyết Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang
Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hiện tượng quang - Phát quang
I. Hiện tượng phát quang
- Khái niệm: có một số chất (rắn, lỏng, khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng năng lượng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy.
- Phân loại:
+) Nhiệt phát quang: khi cháy hòn than dần nóng đỏ, sợi dây tóc của đèn sợi đốt.
+) Điện phát quang: đèn led
+) Hóa phát quang: sự phát sáng của đom đóm.
+) Quang phát quang: đèn ống huỳnh quang.
+) Phát quang catôt: ở màn hình vô tuyến.
- Ứng dụng: sử dụng trong đèn ống huỳnh quang, trong màn hình dao động ký, tivi, máy tính, sử dụng sơn phát quang quét trên các biển báo giao thông
II. Hiện tượng quang – phát quang
- Khái niệm: Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước khác.
- Ví dụ: nếu chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì dung dịch phát ra ánh sáng màu lục. khi đó tia tử ngoại là ánh sáng kích thích, ánh sáng màu lục là ánh sáng phát quang.
- Phân loại:
+) Huỳnh quang: là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8s). Nghĩa là ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
+) Lân quang: là sự phát quang có thời gian phát quang dài 10-8s trở lên). Nó thường xảy ra với chất rắn. các chất phát quang loại này gọi là chất lân quang.
- Định luật Xtốc về sự phát quang
Ánh sáng phát quang có bước sóng λ' dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích 𝜆: 𝜆’ > 𝜆
-----------------------------
Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang - Phát quang. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 12, Toán 12...