Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Âm. nguồn âm

1. Âm là gì?

Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.

Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.

2. Nguồn âm

Một vật dao động phát ra âm là một nguồn âm.

Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.

3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm

Những âm có tác dụng làm cho màng nhĩ trong tai ta dao động, gây ra cảm giác âm gọi là âm nghe được. Chúng có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz, thì tai người không nghe được và gọi là hạ âm.

Âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz thì tai người cũng không nghe được và gọi là siêu âm.

4. Sự truyền âm.

a) Môi trường truyền âm

- Âm không truyền được trong chân không.

- Âm truyền được qua các chất rắn, lỏng và khí.

- Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len... còn được gọi là chất cách âm.

b) Tốc độ truyền âm

Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với một tốc độ hoàn toàn xác định.

Lý thuyết Vật lý 12 bài 10
II. Những đặc điểm vật lý của âm

Những âm có một tần số xác định (thường do các nhạc cụ phát ra), gọi là các nhạc âm. Những âm không có một tần số xác định (tiếng búa đập, tiếng sấm, tiếng ồn ở đường phố, ở chợ... ) thì gọi là các tạp âm.

1. Tần số âm

Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.

2. Cường độ âm và mức cường độ âm

a) Cường độ âm

Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.

Đơn vị cường độ âm là oát trên mét (W/m2).

b) Mức cường độ âm

Để thiết lập một thang bậc về cường độ âm, ta có khái niệm mức cường độ âm.

Giả sử ta lấy làm chuẩn cường độ I0 của âm nhỏ mà tai ta vừa đủ nghe được. Mức của cường độ I0 được lấy là mức 0. Âm có cường độ I = 10 I0 lấy làm mức 1; âm có cường độ I = 100 I0 là mức 2…

Đại lượng

L = lg\frac{I}{I_{0} }\(L = lg\frac{I}{I_{0} }\)

gọi là mức cường độ âm của âm I (so với âm I0).

Đơn vị của mức cường độ âm là ben, kí hiệu B.

Âm có mức cường độ 2 B sẽ có cường độ là I = 100 I0 = 10-10 W/m2.

Công thức tính mức cường độ âm theo đơn vị đêxiben sẽ là:

L(dB) = 10lg\frac{I}{I_{0} }\(L(dB) = 10lg\frac{I}{I_{0} }\)

3. Âm cơ bản và họa âm

Khi cho một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0; 3 f0; 4 f0... có cường độ khác nhau. Âm có tần số f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất. Các âm có tần số 2 f0; 3 f0; 4 f0… gọi là các họa âm thứ hai, thứ ba, thứ tư... Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm nói trên.

Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.

Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó.

Đồ thị dao động của cùng một nhạc âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.

Đặc trưng vật lí thứ ba của âm là đồ thị dao động của âm đó.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm. Bài viết đã tổng hợp nội dung lý thuyết môn Vật lý lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 12

    Xem thêm