Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 12 bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp

VnDoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé

I. Phương pháp giản đồ Fre – nen

1. Định luật về điện áp tức thời

Trong mạch xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch ấy.

2. Phương pháp giản đồ Fre – nen

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

II. Mạch R, L, C mắc nối tiếp

1. Định luật Ôm cho đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Tổng trở

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

- Đặt vào hai đầu A, B của đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều u có tần số góc ω

- Giả sử cường độ dòng điện trong mạch là: i=I0cosωt

- Do các phần tử ghép nối tiếp nên dòng điện qua mỗi phần tử đều bằng nhau: iR=iL=iC=i.

- Khi đó biểu thức điện áp ở hai đầu mỗi đoạn mạch theo đúng tính chất của đoạn mạch một phần tử có: uR=R.I0cosωt=U0Rcosωt

uL=ZL.I0cosωt+π2=U0Lcosωt+π2

uC=ZC.I0cosωt−π2=U0Ccosωt−π2

- Điện áp hai đầu mạch: u=uR+uL+uC=U0cosωt+φ biến thiên điều hòa cùng tần số góc ω

- Tổng trở của mạch: Z=R2+ZL−ZC2

- Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=UZ=UR2+ZL−ZC2=URR=ULZL=UCZC .

2. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện

- Độ lệch pha của điện áp u so với cường độ dòng điện i là φ=φu−φi thỏa mãn: tanφ=ZL−ZCR

+ Nếu ZL>ZC⇒φ>0⇒ cường độ dòng điện trễ pha so với điện áp hai đầu mạch, khi đó mạch có tính cảm kháng.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

+ Nếu ZL<ZC⇒φ<0⇒ cường độ dòng điện sớm pha so với điện áp hai đầu mạch, khi đó mạch có tính dung kháng.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

3. Cộng hưởng điện

Khi thay đổi các thông số của mạch sao cho ZL=ZC⇔ω=1LC thì trong mạch có hiện tượng đặc biệt gọi là hiện tượng cộng hưởng điện.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp (ảnh 1)

- Cách tạo ra hiện tượng cộng hưởng:

+ Giữ nguyên R, L, C, thay đổi tần số góc ω

+ Giữ nguyên tần số góc ω thay đổi L hoặc C.

Hệ quả:

- Tổng trở của mạch đạt cực tiểu: Zmin=R .

- Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại: Imax=UZmin=UR

- Cường độ dòng điện biến đổi đồng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch: φ=0 .

- Hệ số công suất đạt cực đại: cosφ=1 .

- Các điện áp tức thời giữa hai bản tụ điện và hai đầu cuộn cảm có biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau nên triệt tiêu lẫn nhau. Điện áp giữa hai đầu điện trở R bằng điện áp giữa hai đầu đoạn mạch: uL=−uCUR=U

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 14: Mạch có RLC mắc nối tiếp. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 12, Toán 12...

Đánh giá bài viết
1 491
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẻ cướp trái tim tôi
    Kẻ cướp trái tim tôi

    ☝☝☝☝

    Thích Phản hồi 13/12/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 13/12/22
      • Anh da đen
        Anh da đen

        💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 13/12/22

        Lý thuyết Vật lí 12

        Xem thêm