Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hiện tương phóng xạ

Phóng xạ là tài liệu học tập hay, giúp các bạn tổng hợp kiến thức môn Vật lý 12 phần Vật lí hạt nhân một cách nhanh chính xác nhất. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

A. Phóng xạ

Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân không bền vững (hạt nhân mẹ) tự phát biến đổi thành một hạt nhân khác (hạt nhân con) đồng thời phát ra tia phóng xạ.

- Quá trình biến đổi hạt nhân này được gọi là phân rã phóng xạ hoặc phân rã hạt nhân.

- Hạt nhân không biền vững, tự phân rã được gọi là hạt nhân mẹ. Hạt nhân được tạo thành, bền vững hơn được gọi là hạt nhân con.

- Quá trình phóng xạ là ngẫu nhiên. Với một hạt nhân phóng xạ cho trước, thời điểm phân rã của nó là không xác định.

B. Các dạng phóng xạ

a. Phóng xạ alpha

Tia phóng xạ α là hạt nhân _{2}^{4}\
He24 He phóng ra từ hạt nhân mẹ.

_{Z}^{A}\ X \rightarrow_{Z - 2}^{A - 4}\
Y +_{2}^{4}\ HeZA XZ2A4 Y+24 He

Tính chất tia α

  • Có tốc độ khoảng 2.107 m/s.
  • Ion hoá mạnh các nguyên tử trên đường đi của nó và mất nặng lượng rất nhanh + Tia α chỉ đi được tối đa khoảng 8 cm trong không khí và dễ dàng bị tờ giấy dày 1 mm chặn lại.

b. Phóng xạ beta

- Gồm 2 loại: phóng xạ β+ (positron (_{1}^{0}\ e10 e)) và phóng xạ β- (electron (_{- 1}^{0}\ e10 e))

  • Tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng trong chân không.
  • Ion hoá môi trường vật chất ở mức trung bình
  • Tia β có thể xuyên qua tờ giấy khoảng 1 mm nhưng có thể bị chặn bởi tấm nhôm dày khoảng 1 mm.

Phương trình phân rã phóng xạ β-

_{Z}^{A}\ X \rightarrow_{Z + 1}^{A}\ Y
+_{- 1}^{0}\ e + \widetilde{v}ZA XZ+1A Y+10 e+v~

Phương trình phân rã hóng xạ β+:

_{Z}^{A}\ X \rightarrow_{Z - 1}^{A}\ Y
+_{1}^{0}\ e + vZA XZ1A Y+10 e+v

c. Phóng xạ gamma

Một số hạt nhân con sau quá trình phóng xạ α hay β được tạo ra trong trạng thái kích thích _{Z}^{A}\
Y^{*}ZA Y. Khi đó, xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn _{Z}^{A}\ YZA Y và phát ra bức xạ điện từ γ (tia γ).

Tia gamma có bản chất là bức xạ điện từ không mang điện, có bước sóng rất ngắn cỡ nhỏ hơn 10-11 m. Các tia γ có năng lượng cao, dễ dàng xuyên qua các vật liệu thông thường.

Phương trình của phân rã phóng xạ γ

_{Z}^{A}\ Y^{*} \rightarrow_{Z}^{A}\ Y +
\gammaZA YZA Y+γ

=

C. Định luật phóng xạ, độ phóng xạ

a. Định luật phóng xạ

- Chu kì bán rã T là khoảng thời gian mà một nửa số hạt nhân hiện có sẽ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác.

Chu kì bán rã của một số đồng vị phóng xạ

Công thức tính số hạt nhân chưa phân rã sau thời gian t

Số hạt nhân (số nguyên tử) Nt chưa phân rã (còn lại) sau khoảng thời gian t là:

N_{t} = N_{0}2^{- \frac{t}{T}} =
N_{0}e^{- \lambda t}Nt=N02tT=N0eλt

Trong đó: N0 là số hạt nhân ban đầu (t = 0). Số hạt nhân chất phóng xạ còn lại giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ.

Công thức tính số hạt nhân bị phân rã

Số hạt nhân bị phân rã là:

\Delta N = N_{0} - N_{t} = N_{0}\left( 1
- 2^{- \frac{t}{T}} \right)ΔN=N0Nt=N0(12tT)= N_{0}\left( 1 - e^{- \lambda t} \right) =
N_{t}\left( 2^{\frac{t}{T}} - 1 \right) = N_{t}\left( e^{\lambda t} - 1
\right)=N0(1eλt)=Nt(2tT1)=Nt(eλt1)

Công thức liên hệ giữa khối lượng hạt nhân (m) và số hạt nhân (N)

N = \frac{m}{A}.N_{A} \Leftrightarrow m
= \frac{N.A}{N_{A}}N=mA.NAm=N.ANA

Công thức tính khối lượng hạt nhân

Khối lượng hạt nhân còn lại

m = m_{0}.2^{- \frac{t}{T}} = m_{0}.e^{-
\lambda t}m=m0.2tT=m0.eλt

Khối lượng hạt nhân đã phân rã

\Delta m = m_{0} - m = m_{0}\left( 1 -
2^{\frac{- t}{T}} \right) = m_{0}\left( 1 - e^{- \lambda t}
\right)Δm=m0m=m0(12tT)=m0(1eλt)

b. Độ phóng xạ

- Độ phóng xạ đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, kí hiệu là H, có giá bằng số hạt nhân phân rã trong một giây.

- Đơn vị độ phóng xạ là becơren (được lấy theo tên nhà bác học Becquerel), kí hiệu là Bq.

1 Bq = 1 phân rã/1 giây.

- Hằng số phóng xạ \lambda =
\frac{ln2}{T}λ=ln2T, đặc trưng cho chất phóng xạ đang xét. T là chu kì bán rã đơn vị giây (s), đơn vị của λ là s-1.

Công thức tính độ phóng xạ

Độ phóng xạ sau khoảng thời gian t là:

H_{t} = \lambda N_{t} = H_{0}e^{-
\lambda t}Ht=λNt=H0eλt

Trong đó H0 là độ phóng xạ tại thời điểm ban đầu t = 0.

D. Ảnh hưởng của tia phóng xạ

- Các tia phóng xạ có thể gây tác động mạnh tới tế bào của con người cũng như sinh vật. Vì vậy khi bị phơi nhiễm tia phóng xạ với liều lượng lớn trong một thời gian dài, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như di truyền.

Trong một số trường hợp, với nguồn phóng xạ mạnh dù chỉ tiếp xúc thời gian ngắn nhưng cảm giác bỏng rát xuất hiện ngay, còn gọi là bỏng phóng xạ. sau đó nạn nhân xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, suy nhược thần kinh, … Các triệu chứng này còn gọi là nhiễm độc phóng xạ, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, gây đột biến trong di truyền, ung thư, …

- Ảnh hưởng của tia phóng xạ lên cơ thể người phụ thuộc vào cường độ, khả năng ion hóa, khả năng đâm xuyên, thời gian chiếu, ... của tia phóng xạ.

  • Với tia phóng xạ α: Khả năng đâm xuyên của tia α kém nên khi nguồn phóng xạ ở bên ngoài cơ thể thì nó không gây ra hậu quả đáng kể. Tuy nhiên, do khả năng ion hóa mạnh nên nếu nguồn phóng xạ α xâm nhập vào cơ thể thì sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Với tia phóng xạ β: Khả năng ion hóa và khả năng đâm xuyên ở mức trung bình, khi nguồn phóng xạ β ở trong hay ở ngoài cơ thể đều có thể gây ra các hậu quả đáng kể.
  • Với tia phóng xạ γ: Khả năng ion hóa kém hơn tia α nhưng khả năng đâm xuyên mạnh, khi nguồn phóng xạ ở trong hay ở ngoài cơ thể đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu cơ thể phơi nhiễm tia γ có cường độ lớn trong thời gian dài.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng