Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều

Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé

Phương trình tổng quát của dòng điện xoay chiều: i = I0cosω.t + φi (A)

Phương trình tổng quát của điện áp: u = U0cosω.t + φuV

Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện: Δφ = φu − φi

- Nhận xét:

+ Nếu Δφ > 0 ⇒ Điện áp nhanh (sớm) pha hơn dòng điện (dòng điện chậm (trễ) pha hơn điện áp.)

+ Nếu Δφ < 0 ⇒ Điện áp chậm (trễ) pha hơn dòng điện (dòng điện nhanh (sớm) pha hơn điện áp.)

+ Nếu Δφ = 0 ⇒ Điện áp cùng pha với dòng điện

I. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở

- Giả sử đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở R một điện áp u = U0cosω.t + φu thì cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch là i = I0cosω.t + φi.

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều (ảnh 1)

+ Định luật Ôm: I0 = U0R hoặc I = UR.

+ Độ lệch pha φ = φu − φi = 0: ta nói dòng điện cùng pha với điện áp.

+ Mối quan hệ giữa u và i tức thời: i = uR .

II. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện

1. Khảo sát mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện

- Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa tụ điện C một điện áp u = U0cosω.t + φu.

- Điện tích trên bản tụ: q = Cu = CU0cosωt + φu

- Cường độ dòng điện chạy qua tụ điện:

i = dqdt = CωU0cosωt + φu + π2 = I0cosωt + φi

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều (ảnh 1)

- Từ phương trình của u và i ta rút ra được một số công thức:

+ Định luật ôm: I = U.ωC = UZc .

+ Độ lệch pha là φ = φu − φi = −π2: điện áp chậm pha hơn dòng điện là π2.

2. Ý nghĩa của dung kháng

Trong đó ZC = 1ω.C là dung kháng - đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện.

+ Nếu C càng lớn thì ZC càng nhỏ và dòng điện xoay chiều bị cản trở ít.

+ Nếu tần số góc càng lớn thì ZC càng nhỏ, dòng điện xoay chiều bị cản trở ít.

III. Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần

Cuộn cảm thuần là cuộn cảm có điện trở không đáng kể, khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm sẽ xảy ra hiện tượng tự cảm.

Từ thông tự cảm: Φ = L.i

Suất điện động tự cảm: e = −L.didt

1. Khảo sát mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần

- Giả sử cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch:

i = I0cosω.t+φi

- Khi đó suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn dây:

e = −Ldidt = ωLI0sinωt + φi

Lý thuyết Vật lí 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều (ảnh 1)

- Vì mạch không có điện trở nên hiệu điện thế hai đầu mạch:

u = −e = ωLI0cosω.t + φi + π2 = U0cosω.t + φu

- Từ phương trình của u và i ta rút ra được một số công thức:

+ Định luật ôm: I = Uω. L= UZL

+ Độ lệch pha: φ = φu − φi = π2 ⇒ Điện áp nhanh pha hơn dòng điện là π2.

2. Ý nghĩa của cảm kháng

Trong đó ZL = ω.L là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện xoay chiều.

-----------------------------

Bài tiếp theo: Lý thuyết Vật lý 12 bài 14

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 12, Toán 12...

Đánh giá bài viết
5 2.475
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 13/12/22
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 13/12/22
      • Thiên Bình
        Thiên Bình

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 13/12/22

        Lý thuyết Vật lí 12

        Xem thêm