Lý thuyết Vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo

VnDoc xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

I. Mẫu nguyên tử Bo

Năm 1913 nhà vật lý Bo đã bổ sung vào mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho hai giả thuyết (các tiên đề của Bo)

- Tiên đề về trạng thái dừng.

Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ

+) Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất gọi là trạng thái cơ bản (n = 1). Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử ở các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích thứ n (n > 1)

+) Tên của các quỹ đạo dừng

n123456...
TênKLMNOP...

Trong trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định rn gọi là quỹ đạo dừng.

Đối với nguyên tử Hidro rn = n2r0 với r0 = 5,3.10-11 gọi là bán kính Bo.

- Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử.

Mẫu nguyên tử Bo - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng Em sang trạng thái dừng có năng lượng En nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu Em - En.

Em - En = hfnm

Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng En mà hấp thụ một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu Em - En thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En

→ Nếu nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì cũng phát ra ánh sáng có bước sóng đó.

II. Giải thích quang phổ vạch và quang phổ phát xạ

- Quang phổ vạch phát xạ: Khi electron chuyển từ trạng thái có năng lượng cao xướng trạng thái có năng lượng thấp hơn thì phát ra một photon có năng lượng xác định ứng với một vạch quang phổ. Các giá trị này không liên tục nên quang phổ là các vạch riêng rẽ.

- Quang phổ vạch hấp thụ: Khi electron đang ở trạng thái năng lượng thấp, mà được đặt trong một chùm sáng trắng (có vô số các bước sóng nên sẽ có tất cả các photon có năng lượng từ lớn đến nhỏ) thì eletron sẽ hấp thụ một số photon có năng lượng phù hợp, làm cho quang phổ liên tục của ánh sáng trắng bị mất đi một số vạch.

III. Quang phổ vạch của nguyên tử Hiđrô

Mẫu nguyên tử Bo - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Từ thực nghiệm người ta thấy các vạch phát xạ của nguyên tử Hiđrô sắp xếp thành các dãy nguyên tử khác nhau.

- Dãy Lai-man: được tạo thành khi electron chuyển từ các trạng thái năng lượng cao về trạng thái cơ bản (λn1), các bức xạ thuộc vùng tử ngoại.

-----------------------------

Trên đây VnDoc vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 bài 33: Mẫu nguyên tử Bo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Lý thuyết Vật lý 12, Toán 12...

Đánh giá bài viết
1 888
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 12/12/22
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😻😻😻😻

      Thích Phản hồi 12/12/22
      • Su kem
        Su kem

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 12/12/22

        Lý thuyết Vật lí 12

        Xem thêm