Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 12 Bài 3: Con lắc đơn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Vật lý 12 Bài 3: Con lắc đơn. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

I. Khái niệm

- Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l

II. Phương trình dao động

Vật lý 12 bài 3

* Xét một con lắc đơn: vật có khối lượng, sợi dây có chiều dài l, không dãn.

- Chọn trục tọa độ như hình vẽ, gốc tọa độ ở VTCB ( vị trí dây treo thẳng đứng). khi đó vị trí của vật được xác định bởi li độ cong (dài) s và li độ góc α. Với s = α.l

- Các lực tác dụng lên vật: trọng lực P, lực căng dây T.

- Theo Định luật II Niu-tơn ta có: P + T = ma (1)

- Chiếu (1) lên phương chuyển động ta có:

- Psin⁡α = ma

→ Dao động của con lắc đơn nói chung không dao động điều hòa

Xét: TH góc α nhỏ thì sin⁡α ≈ α (rad) khi đó ta có pt:

-mg\alpha  = -mg\frac{s}{l}  = ma = ms''

⇔ a = s" = -(g/l)s ( phương trình vi phân cấp 2)

Nghiệm của phương trình trên có dạng: s = S0cos⁡(ωt + φ) hay: α = α0 cos⁡(ωt + φ) (với S0 = α0l

Với Vật lý 12 bài 3

S0, α0,φ∶ được xác định từ điều kiện ban đầu của bài toán.

III. Năng lượng trong con lắc đơn:

Thế năng trọng trường của con lắc đơn:

Wt = mgh = mgl(1 - cos⁡α)

Cơ năng của con lắc:

W = Wđ + Wt = Wtmax = mgl(1 - cos⁡α0)

Động năng của con lắc đơn:

Wđ = W - Wt = mgl(cos⁡α - cos⁡α0) = (mv2)/2

Vận tốc của vật: v\;=\;\sqrt{2gl\;(\cos\;\alpha\;-\;\cos\;\alpha_0)}

IV. Lực trong con lắc đơn:

- Trong con lắc đơn: thành phần Psin⁡α đóng vai trò là lực kéo về.

Chiếu (1) lên phương sợi dây ta có: T\hspace{0.278em}-\hspace{0.278em}mg\hspace{0.167em}\cos\alpha\hspace{0.278em}=\;F_{ht}\;=\;m\frac{v^2}l\; (do vật chuyển động tròn)

Lực căng dây T\;=\;mg\cos\alpha\;+\;m\frac{v^2}l\;=\;mg(3\cos\alpha\;-\;2\cos\alpha_0)

Đánh giá bài viết
1 452
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 12

    Xem thêm