Một số phương pháp định giá dịch vụ
Một số phương pháp định giá dịch vụ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Một số phương pháp định giá dịch vụ
1. Định giá căn cứ vào chi phí
Khi biết chi phí để sản xuất ra một đơn vị dịch vụ, doanh nghiệp có thể xác định giá bán dịch vụ theo nguyên tắc cộng thêm phần trăm lãi dự kiến vào chi phí đó. Có nhiều lý do để sử dụng phương pháp tính giá dịch vụ theo nguyên tắc này. Đó là:
Giá bán = giá thành + % lãi dự kiến
Ưu điểm:
Dễ tính toán khi sử dụng phương pháp định giá này. Do vậy có thể tính giá cho các dịch vụ theo yêu cầu riêng của khách hàng dễ dàng, phản ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp mà lúc đầu ban đầu chưa biết rõ bản chất của nó thì khách hàng và nhà cung ứng có thể thỏa thuận giá theo nguyên tắc cộng lãi vào chi phí sau khi dịch vụ được thực hiện.
Nhược điểm:
Tuy nhiên cộng lãi vào chi phí cũng có những nhược điểm như:
- Cách định giá này không chú ý đến tính cạnh tranh trên thị trường
- Khách hàng khác nhau có thể chấp nhận các mức giá khác nhau đối với cùng một loại dịch vụ
- Đối với một số dịch vụ việc tính chi phí là không dễ dàng (khó hơn so với hàng hóa hữu hình).
2. Định giá căn cứ vào nhu cầu
Cận trên của giá dịch vụ là mức giá cao nhất mà khách hàng có thể trả. Trên thực tế, các khách hàng khác nhau có thể đặt các mức giá trần khác nhau cho cùng một dịch vụ. Do vậy, định giá theo nhu cầu có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào phân đoạn thị thị trường tốt hay không để xác định giá tối đa đối với phân đoạn. Như vậy, giá phân biệt sẽ được thực hiện dựa trên các cơ sở sau đây:
- Phân đoạn theo các nhóm người sử dụng
- Phân đoạn theo các điểm sử dụng
- Phân đoạn theo thời gian sử dụng
Giá phân biệt theo nhóm người sử dụng
Phân biệt giá có hiệu quả yêu cầu phải phân đoạn khách hàng sao cho đạt được cực đại giá trị từ mỗi phân đoạn bán dịch vụ. Đó là chiến lược theo các nhóm người sử dụng: bán cùng một loại dịch vụ với các mức giá khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau.
Chẳng hạn: đối với các nhóm khách hàng khác nhau thì độ nhạy cảm về giá là khác nhau. Chính sách giá phân biệt sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác hết các nhu cầu khác nhau của thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, tốt hơn hết là doanh nghiệp nên thiết kế các gói dịch vụ khác nhau ít nhiều với các mức giá khác nhau. Và như vậy, khách hàng sẽ tự xếp mình vào đoạn thị trường nào theo sự phân đoạn của doanh nghiệp.
Ví dụ: một khách hàng có thể tự xếp mình vào các đoạn thị trường khác nhau tùy vào hoàn cảnh sử dụng dịch vụ: khi đi công tác, khách hàng có thể chọn đi tàu giường nằm mềm có điều hòa (theo tiêu chuẩn của chuyến đi công tác), nhưng có thể với các kì nghỉ để tiết kiệm chi phí đi lại khách hàng có thể chọn gói dịch vụ thấp hơn ví dụ ghế ngồi cứng… Hoặc các hãng hàng không thường đặt ra các mức vé khác nhau với chất lượng phục vụ khác nhau: hạng vé phổ thông, hạng thương gia và hạng nhất. Ngoài ra còn có loại vé đi vào phút chót với giá thấp, nhưng không chắc chắn.
Tính vô hình và tính không tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ làm cho khả năng thực hiện giá phân biệt thuận tiện hơn so với hàng hóa.
Giá phân biệt giữa các điểm sử dụng
Các nhà cung cấp dịch vụ thường đặt các mức giá khác nhau tại các điểm tiêu dùng dịch vụ khác nhau. Ví dụ: Tại các trung tâm thành phố các khách sạn nhà hàng thường đặt giá dịch vụ cao hơn so với các địa điểm khác.
Phân biệt giá theo thời gian
Hàng hóa thì sản xuất và dự trữ được khi có nhu cầu cao, dịch vụ thì không thể làm thế được. Điều này, làm cho nhà cung cấp dịch vụ khó điều hòa nhu cầu. Tuy nhiên, họ có thể dùng chính sách giá phân biệt để điều hòa nhu cầu biến động theo thời gian. Vào những thời điểm nhu cầu cao, nhà cung cấp dịch vụ đặt giá dịch vụ cao để hạn chế các nhu cầu chưa cấp bách. Vào giờ thấp điểm thì họ đặt giá thấp để khuyến khích khách hàng sử dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, viễn thông, điện lực, khách sạn… thường sử dụng chính sách giá phân biệt này.
3. Định giá theo đối thủ cạnh tranh
Trước hết cần nhấn mạnh rằng cạnh tranh ở đây bao gồm hai loại:
- Cạnh tranh từ các dịch vụ cùng loại (cạnh tranh trực tiếp)
- Cạnh tranh từ các dịch vụ thay thế (cạnh tranh gián tiếp)
Như vậy, để định giá nhà cung cấp dịch vụ cần phải xác định họ đang ở trong đoạn thị trường nào và đối thủ cạnh tranh của họ là ai. Từ đó, họ sẽ xác định được vị trí giá của mình trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Như vậy, việc quyết định giá ở đây gắn với chiến lược marketing mix của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp dự định cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đã truyền thông cho khách hàng biết, thì giá dịch vụ cũng phải đặt cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh.
Đối với các dịch vụ tương tự như của đối thủ cạnh tranh thì quyết định giá của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giá của doanh nghiệp. Giá trong trường hợp này thường được dùng như vũ khí chiến thuật để đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong một thị trường mà các đối thủ cạnh tranh có cấu trúc giá tương tự, việc giảm giá tất sẽ dẫn đến cạnh tranh giá cả mà chẳng bên nào có lợi.
4. Định giá theo cách bỏ thầu kín
Nhiều dịch vụ công cộng được cung cấp thông qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh. Các nhà thầu phải xác định được cận dưới của giá bỏ thầu, dưới mức đó thì không thể cân đối thu chi được. Và sau đó xác định giá bỏ thầu sau thấp hơn giá đối thủ. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải phân tích điểm mạnh, điểm yếu của nhau để phán đoán đúng giá bỏ thầu của đối phương.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Một số phương pháp định giá dịch vụ về đặc điểm của định giá căn cứ vào chi phí, căn cứ vào nhu cầu, định giá theo đối thủ cạnh tranh, theo cách bỏ thầu kín..
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Một số phương pháp định giá dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.