Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng

Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 9 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính hiếu thắng. (Một trong những tính xấu gây ảnh hưởng, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của con người chính là tính hiếu thắng).

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tính hiếu thắng: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân. Bên cạnh đó, tính hiếu thắng còn là việc mỗi con người thích thể hiện bản thân, muốn được mọi người tán dương và cho mình là nhất.

b. Phân tích

Tính hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện bản thân mình. Đôi lúc, tính hiếu thắng xuất phát từ việc người đó vốn không được mọi người coi trọng...

Tính hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,…

Để kiềm chế tính hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, bên cạnh đó, những việc không khả năng của mình có thể làm được thì nên im lặng làm, khi thành quả tốt nhất định người khác sẽ tán dương bạn, không nên khoa trương...

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội cũng có nhiều người khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tính hiếu thắng đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng

1. Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng - Mẫu 1

Xã hội ngày càng hiện đại đẩy chúng ta đến với mục tiêu thành công càng nhanh càng tốt, chính vì vậy mà ngày càng nhiều những tiêu chuẩn áp đặt lên cuộc sống con người. Và từ đó đã hình thành ra tính hiếu thắng ở thế hệ trẻ và những ảnh hưởng nghiêm trọng xuất phát từ đó. Tính hiếu thắng là sự phản ứng mạnh mẽ, thái quá thể hiện ở khát khao “chiến thắng” bằng mọi giá, trong mọi hoàn cảnh, bất chấp tất cả. Đây là thói quen xấu rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Ta có thể bắt gặp tính hiếu thắng ở những tình huống rất gần gũi xoay quanh cuộc sống. Có thể ngay trong cuộc sống gia đình, chúng ta tranh cãi với mọi người trong nhà kể cả những chuyện nhỏ nhặt nhất về vấn đề thói quen, ăn mặc… Hay ở tại nơi làm việc chúng ta muốn bảo vệ quan điểm cá nhân bằng mọi giá và không thể để ý đến cái sự góp ý của mọi người xung quanh. Hoặc chỉ đơn giản là một hành động rất tự nhiên khi mua bán siêu thị hay ngoài chợ, ta luôn muốn tính tiền nhanh nhất thay vì kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình. Chúng ta luôn làm mọi thứ để mình có thể trở thành người thắng cuộc kể cả trong một vấn đề rất đỗi bình thường, thậm chí cái giá phải trả là đánh mất mối quan hệ đối với mọi người xung quanh. Vậy tính hiếu thắng được hình thành từ đâu? Trước hết, phải kể đến bản chất cá tính riêng của bản thân mỗi người. Bên cạnh đó, chúng ta còn được nuôi dưỡng hoặc phát triển trong môi trường quá đầy đủ, từ đấy đã hình thành nên những định kiến và chuẩn mực xã hội. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho tính hiếu thắng được dip phát triển. Và cái gì “quá” đều sẽ không có kết quả tốt, và hiếu thắng cũng vậy. Tính hiếu thắng khiến cho chúng ta luôn có định kiến tiêu cực trong suy nghĩ và ảnh hưởng mạnh đến cách hành xử. Từ đó sẽ làm sức khỏe chúng ta bị suy giảm, ngăn cản tài năng phát triển, giảm chất lượng công việc và thậm chí đánh mất đi những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh. Do đó, mỗi cá nhân hãy tự tìm ra ý nghĩa của cuộc sống của mình và tôn trọng ý nghĩa cuộc sống của người xung quanh bởi “Không cần phải vội vã. Không cần phải lấp lánh. Không cần phải là bất cứ ai ngoại trừ bản thân mình”.

2. Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng - Mẫu 2

Theo bạn, điều gì giết chết sự thành công của một con người? Có rất nhiều câu trả lời sẽ được đưa ra xoay quanh câu hỏi này. Tuy nhiên, đối với người trẻ chúng ta thì tính hiếu thắng, sự vội vã sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành công cũng như cuộc sống của con người. Tính hiếu thắng là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân. Bên cạnh đó, tính hiếu thắng còn là việc mỗi con người thích thể hiện bản thân, muốn được mọi người tán dương và cho mình là nhất. Tính hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện, chứng minh bản thân tài giỏi. Đôi lúc, tính hiếu thắng xuất phát từ việc người đó vốn không được mọi người coi trọng nên càng khao khát được thể hiện, chứng minh bản thân. Tính hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc trong đó phải kể đến: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,… Để kiềm chế tính hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, sống khiêm tốn, giản dị, không khoe khoang, khoa trương. Bên cạnh đó, chúng ta nên nói ít làm nhiều, khi chúng ta đạt được thành quả tốt nhất định người khác sẽ công nhận, tán dương và học hỏi mà không cần khoe khoang. Ngoài những người có tính hiếu thắng, khoa trương thì trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng. Chúng ta cần lấy họ làm gương và cố gắng học tập, trau dồi bản thân để ngày một hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Bản thân có năng lực là một điều tốt nhưng đừng để tính hiếu thắng biến tài năng của mình trở thành những thất bại không đáng có. Hãy gạt đi cái tôi để sống tốt đẹp hơn.

3. Nghị luận xã hội về tính hiếu thắng - Mẫu 3

Hiếu thắng là một trạng thái tâm lý thường xảy ra trong độ tuổi trường thành. Tâm lý này bộc lộ khi bước vào tuổi thiếu niên và càng mạnh mẽ ở độ tuổi thanh niên.

Đó là trạng thái tâm lý tất yếu xảy ra ở tuổi trẻ, khi các em bước vào tuổi trưởng thành. Ý thức tự chủ, độc lập ngày càng mạnh mẽ và hiếu thắng chính là cách để các em tự khẳng định cá nhân mình.

Trạng thái tâm lý này có cội nguồn xa xưa từ bản năng sinh tồn của mọi cơ thể sinh vật do tạo hóa sinh ra! Không chỉ với con người mà cả loài vật cũng vậy: những chú gà con khi đã mọc đủ lông cánh cũng là lúc chúng bắt đầu “thử sức” với nhau bằng những trận “ẩu đả” tơi bời với anh em trong cùng một bầy đàn!

Có câu ca dao: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, nhưng chúng vẫn đá nhau! chính là để khẳng định vai trò cá nhân của mình trong bầy đàn vậy.

Nhiều loài vật khác cũng có chung tập tính này, bởi đó là quy luật chung về sự phát triển của muôn loài. Sự trưởng thành của con người cũng diễn ra như vậy. Tuy nhiên, con người khác với loài vật bởi biết suy nghĩ nên không thể hành xử như loài vật được.

Tình trạng “bạo lực học đường” đang diễn ra gây bức xúc và lo lắng cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội!

Làm thế nào để giải tỏa được tính hiếu thắng tới mức không kiềm chế nổi gây nên những hậu quả tiêu cực và đáng tiếc trong thanh niên học sinh hiện nay đó là điều không đơn giản.

Hiện nay giáo dục gia đình và học đường thường tìm cách áp đặt nhằm: răn đe, ngăn chặn hoặc cảnh cáo thường khó đem lại những kết quả bền vững, có khi còn gây nên những phản ứng tiêu cực và dẫn tới những hệ lụy phức tạp hơn làm tổn thương các mối quan hệ tình cảm mà hiệu quả giáo dục lại không chân thực!

Các em học sinh cần nhận thức rõ giới hạn của tính hiếu thắng, cần ngăn ngừa những biểu hiện cực đoan dễ xảy ra do không kiềm chế nổi tính hiếu thắng của mình, đó là những biểu hiện tâm lý ích kỷ do nhu cầu đòi hỏi cá nhân quá mức, thích thể hiện mình, muốn lấn át người khác, không quan tâm tôn trọng người xung quanh dẫn tới xem thường không nể nang, bất chấp mọi người dẫu là bạn bè hay cả người lớn tuổi.

Từ trạng thái tâm lý đó dẫn tới những hành vi hoặc cử chỉ: dương dương tự đắc, nhâng nháo, ngạo nghễ, nghênh ngang, ngông cuồng, ngổ ngáo hoặc thô lỗ nhằm dọa nạt gây gổ sinh sự với bạn bè xung quanh; thậm chí còn dùng vũ lực để xâm phạm thân thể người khác!

Thật đáng buồn, có không ít các em đã suy nghĩ và hành xử như vậy nhưng vẫn cho như thế là mình có “bản lĩnh”! Đó thực ra chỉ là cách suy nghĩ và lối hành xử kém cỏi, thiếu hiểu biết, bộc lộ một tư cách và nhân cách còn có nhiều trống khuyết mà thôi!

Các em đã lầm tưởng đó là cách thể hiện nhằm làm nổi bật vai trò của mình, sức mạnh của mình bằng cách ứng xử hung hăng và thô lỗ để “bắt nạt” và uy hiếp người khác! Thực là cách suy nghĩ và lối ứng xử “dại dột” vô cùng; bởi người xưa từng nói:

– Khí kiêng nhất là hung hăng

– Tâm kiêng nhất là hẹp hòi

– Tài kiêng nhất là bộc lộ

Tính hiếu thắng như nhiều học sinh hiện nay mắc vào cả ba điều kiêng kỵ trên! Vì các em thường rất dễ hung hăng tức là đã để lộ khí, tâm địa thì cố chấp hẹp hòi luôn nghi ngờ và thích gây sự, tài cán chưa biết đến đâu đã thể hiện bằng cách nhảy bổ vào hiếp đáp bạn bè!

Hiếu thắng như vậy thì chỉ gặp hoặc chuốc vạ vào thân, bạn bè xa lánh, người thân lo lắng bởi dễ hành xử phạm pháp và mắc vào vòng “lao lý”, tù đầy! Các em cần biết kiềm chế cảm xúc của mình để tránh có những hành vi hiếu thắng tiêu cực; bởi như vậy các em sẽ khó trở thành người lương thiện dễ trở thành kẻ ác và như thế cũng dễ đánh mất tuổi trẻ học đường đầy ước mơ và khát vọng của mình!

Đó là điều người viết bài này muốn trao đổi cùng các em để chúng ta cùng suy ngẫm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Nghị luận xã hội lớp 9

    Xem thêm