Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lê Thị Trương Văn học lớp 9

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và nhân vật Thúy Kiều

2
2 Câu trả lời
  • Chàng phi công
    Chàng phi công

    Nhân vật Nguyễn Du:

    + Nguyễn Du (1765), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh ra ở Thăng Long. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

    + Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (740 – 1778), con gái một người làm chức Câu kế. Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.

    Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.

    Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ. Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và hoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

    Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 14/11/22
    • Trần Thanh
      Trần Thanh

      Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể không nhắc về Truyện Kiều. Tác phẩm được sáng tác dựa trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Trung Quốc. Tuy nhiên Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới theo cách riêng của ông. Nhân vật chính trong tác phẩm là nàng Kiều là người hồng nhan bạc mệnh, cuộc đời chịu nhiều cay đắng là nạn nhân trong xã hội phong kiến suy tàn mục nát.

      Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu một số phận bất hạnh nàng có ý thức về nhân phẩm của mình nhưng lại bị xã hội chà đạp lên nhân phẩm. Nàng Kiều là một người con gái tài hoa xinh đẹp một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà “Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" là một tài năng hiếm thấy nổi bật về cả cầm kỳ thi họa.

      Những tài năng của nàng Kiều khiến cho người khác vừa yêu thích vừa ghen tị. Cũng chính vì vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nàng mà mỗi dẫn tới cho nàng một số phận bi thảm. Là một người con hiếu thảo, khi biết gia đình bị oan Kiều đã hi sinh bản thân mình hi sinh hạnh phúc của mình để cứu cha cứu em. Chính vì chữ hiếu mà người phụ nữ yếu đuối phải sống một cuộc sống lưu lạc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích nhưng cô luôn luôn nghĩ tới bố mẹ và các em của mình đồng thời cô cũng nhớ tới người mình yêu. Trong nhiều năm lưu lạc Thúy Kiều không lúc nào không nghĩ tới người mình yêu, cô luôn cảm thấy có lỗi với chàng vì đã không thực hiện được lời giao ước. Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết của mình vào nhân vật Thúy Kiều để tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ không được coi trọng trong xã hội đương thời bằng một tấm lòng trân trọng yêu thương. Qua hình ảnh nàng Kiều, ta cũng thấy được cái nhìn yêu quý trân trọng cảm thông của Nguyễn Du với một kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Tất cả chỉ vì đồng tiền mà gia đình Kiều đang êm ấm bỗng tan hoang lạnh lẽo. Vì là người chị cả mà nàng phải đứng ra lo toan mọi việc trong gia đình thậm chí là phải hi sinh cả mối tình với Kim Trọng để bán thân cho Mã Giám Sinh lấy tiền chuộc cha. Bây giờ cái tài cái xác của nàng đã bị quy ra thành tiền trước những kẻ muốn đoạt lấy. Thúy Kiều phải chịu biết bao nỗi ô nhục chà đạp lên nhân phẩm của nàng. nàng chỉ là một người phụ nữ chân yếu tay mềm chẳng biết làm gì ngoài việc khóc thương cho số phận hẩm hiu của mình.

      Nhưng với bút pháp ước lệ tượng trưng của tác giả màn hình ảnh Thúy Kiều lại hiện lên một vẻ đẹp khác thường" nét buồn như cúc gầy như mai” cái đẹp như được nâng lên. Điều này chứng tỏ rằng dù bị đàn áp bóc lột nhưng cái đẹp của nàng vẫn tỏa sáng. Đồng thời qua đây ta cũng thấy được sự cảm thông sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du trước con người có tài có sắc nhưng lại bị xã hội phong kiến dồn ép đè nén. Đó là một vẻ đẹp đáng quý vì sự hi sinh của nào đều là vì gia đình vì người thân vì tình yêu.

      Một người có tài sắc vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà để tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió. Hai lần bị bắn vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn rồi hai lần nương nhờ cửa Phật. Thúy Kiều là nhân vật đại diện cho những người phụ nữ có tài nhưng bạc mệnh bị chà đạp lên nhân phẩm giữa xã hội phong kiến bất công đồng thời cũng là người giàu lòng vị tha. Thúy Kiều chính là cái đẹp điển hình về cả tài sắc và nhân phẩm. Sắc đẹp của nàng khiến thiên nhiên còn phải tự thấy thua kém. Tóm lại qua nhân vật Thúy Kiều ta thấy một số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Một xã hội đầy bất công ngang trái coi trọng đồng tiền hơn giá trị con người.

      0 Trả lời 14/11/22
      Tìm thêm: Truyện Kiều

      Văn học

      Xem thêm