Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhân vật bà cụ Tứ liên hệ tác phẩm và nhân vật nào?

Liên hệ nhân vật bà cụ Tứ

Nhân vật bà cụ Tứ liên hệ tác phẩm và nhân vật nào? do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập mảng nghị luận văn học, mở rộng, nâng cao bài làm văn của mình để đạt điểm cao trong những kì thi.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ là mẹ của anh Tràng ngốc nghếch, thô kệch, là người dân nghèo ở xóm ngụ cư, ngoài 70 tuổi, già nua.

Bà là một người mẹ hết lòng yêu thương con: khi anh Tràng dẫn cô thị về nhà, dù lo lắng cho tương lai của hai đứa đến rơi nước mắt nhưng bà vẫn cố gắng bình tâm, an ủi hai con.

Trong bữa cơm đầu tiên có con dâu, để con dâu mình khỏi ngại ngùng, bà đã cố gắng tỏ ra vui vẻ để xóa tan bầu không khí và truyền cho con mình sự lạc quan, tin tưởng vào một tương lai phía trước.

2. Liên hệ nhân vật bà cụ Tứ với nhân vật khác

Từ những phẩm chất, tính cách của bà cụ Tứ, ta có thể liên hệ đến những nhân vật là người mẹ tuy vất vả, khổ sở nhưng hết mực yêu thương con, lạc quan, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp phía trước như:

- Người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt: Họ đều là những người phụ nữ lớn tuổi sống trong thời kì đen tối của nạn đói năm 1945 và ách áp bức của thực dân, phát xít. Thế nhưng, ở bà cụ Tứ và người bà trong bài thơ “Bếp lửa” đều toát lên sự nhân hậu, đảm đang, ý thức vun vén cho hạnh phúc gia đình, lo lắng cho con cháu và sự tin tưởng vào tương lai, vượt lên nghịch cảnh.

- Mẹ Lê trong “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam:

+ Bà cụ Tứ và mẹ Lê đều là những người phụ nữ của gia đình, yêu thương con hết mực và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Nếu bà cụ Tứ vừa mừng vừa tủi đến trào nước mắt khi thấy con có vợ, dành nồi “chè khoán” hiếm hoi trong nhà cho các con ăn giữa lúc nạn đói hoành hành thì mẹ Lê cũng biết quý trọng những phút giây hạnh phúc khi ở bên các con sau những ngày làm thuê làm mướn.

+ Mẹ Lê cũng đồng nhất niềm vui của con với hạnh phúc của mình giống bà cụ Tứ.

+ Hơn hết, họ đều là những người phụ nữ phải chịu mất mát, đau thương vì thân phận dân ngụ cư rẻ rúng, nghèo khổ.

- Người đàn bà làng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: dù phải chịu đòn roi từ người chồng vũ phu của mình nhưng bà vẫn cố gắng chịu đựng để mong con mình có đầy đủ cha mẹ, con thuyền có người chèo chống vì bà biết con bà không có lão chồng đó sẽ vất vả hơn rất nhiều.

- Vũ Nương: người phụ nữ công - dung - ngôn - hạnh, một lòng vì chồng vì con.

- Người mẹ trong đoạn trích “Trong lòng tôi” của tác giả Nguyên Hồng: mặc kệ người đời có nói gì, có nghĩ xấu về mình thế nào nhưng tình cảm mà người mẹ này dành cho con không hề thay đổi.

----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Nhân vật bà cụ Tứ liên hệ tác phẩm và nhân vật nào? Bài viết đã gửi tới bạn đọc những tác phẩm, nhân vật có nét tương đồng với nhân vật bà cụ Tứ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
6 11.036
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm