Những điều cần biết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ thông
Những điều cần biết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo bao gồm phương pháp tổ chức hoạt động sáng tạo, cách dạy học trải nghiệm sáng tạo và những kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các thầy cô tham khảo nắm rõ các kế hoạch trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ thông.
Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học
Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cấp Tiểu học
1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì trong chương trình giáo dục phổ thông?
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.
Chúng ta hình dung một chương trình giáo dục của bất kỳ quốc gia nào cũng bao gồm nội dung dạy học (các môn học) và nội dung giáo dục (các hoạt động giáo dục). Các môn học thực hiện giảng dạy những lĩnh vực có tính khoa học, chủ yếu nhằm phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh.
Bên cạnh đó, chúng ta có hoạt động giáo dục, là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân.
Theo cách hiểu đó, hoạt động GD trong chương trình phổ thông có tên gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong chương trình hiện hành, chúng ta cũng có loại hoạt động này với tên gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ chính khóa.
2. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
Ở đây có 4 phương pháp chính, đó là:
2.1. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)
GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, KN và phương pháp.
Trong tổ chức HĐ TNST, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ GV phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục HS.
Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này GV cần phân tích tình huống đặt ra giúp HS nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với HS.
Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐ tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
GV cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ.
>> Xem đầy đủ: Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
3. Nguyên tắc xây dựng thành công bài học trải nghiệm sáng tạo
- Gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống
Học tập trải nghiệm sáng tạo mang ý nghĩa rộng là các tình huống hay bối cảnh có ý nghĩa vận dụng kiến thức vào giải quyết và nó mang ý nghĩa một hoạt động xã hội.
Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó. Hơn nữa các nội dung học tập trải nghiệm phải mang tính xã hội có nghĩa là nói tới quy mô rộng lớn của học tập trải nghiệm hướng tới.
Với mục tiêu đào tạo ra những con người mới, thế hệ mới làm chủ nhân tương lai đất nước thì việc đưa học sinh gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết từ đó có được kĩ năng sống và vốn kiến thức cần thiết.
- Gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương
Cần đảm bảo chủ đề học tập trải nghiệm phải gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương nơi tập thể sinh sống và học tập, hoặc những điểm nổi bật. Như các lĩnh vực: Ngành nghề sản xuất cơ bản đang tồn tại trong xã hội, lĩnh vực phục vụ cộng đồng, lĩnh vực khoa học – công nghệ, lĩnh vực thủ công nghiệp, gia đình…
Căn cứ vào đó, giáo viên có thể xây dựng các chương trình học tập trải nghiệm như là: công nghiệp, nông nghiệp, nghề thủ công, công nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp, khoa học công nghệ- giáo dục – y tế, văn hóa nghệ thuật – du lịch , kinh tế, giao thông vận tải..
- Chủ đề trải nghiệm không không ngoài “tầm với” kiến thức của học sinh
Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh. Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học, những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình SGK.
Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao.
- Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn
Trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở người học. Giáo viên khi này đóng vai trò là một cố vấn, dàn xếp nhắc nhở và giúp học sinh phát triển, đánh giá một cách hiểu biết về việc học của mình.
Cả giáo viên và học sinh không chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà con xem việc khám phá kiến thức là một niềm vui trong quá trình học tập. Đặc biệt với học sinh thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như mở một hộp quà mà chính học sinh là người tự tìm ra nó.
4. Kinh nghiệm thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1. Giai đoạn chuẩn bị (Giai đoạn này còn gọi là quá trình lôgic - diễn ra ở bên ngoài HS (chủ thể hoạt động), nó căn cứ vào cấu trúc của nội dung của hoạt động TNST mà GV định tổ chức. Tương tự như việc soạn giáo án trong dạy học.
Bước 1: GV (hoặc người tổ chức) lựa chọn, đặt tên và xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của hoạt động TNST: Khâu lựa chọn hoạt động rất quan trọng, nó đặt cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động thành phần. Khi lựa chọn, GV (hoặc người tổ chức) căn cứ vào mục tiêu giáo dục của hoạt động TNST là gì, cần hình thành ở HS kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực gì. Khi đã lựa chọn được nội dung hoạt động rồi thì căn cứ vào nội dung ấy mà lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp (Vì nội dung và phương pháp có liên hệ biện chứng với nhau).
Bước 2: Phân giải nội dung của hoạt động TNST thành cấu trúc lôgic tường minh: GV phân tích hoạt động TNST thành cấu trúc lôgic tường minh (trong nhận thức). Nói cách khác là hình dung được hoạt động TNST được cấu trúc từ những thành tố nào (để sau này, tương ứng với mỗi thành tố ta sẽ thiết kế ra một hoạt động thành phần). Ví dụ: Hoạt động “đo chiều cao của HS tiểu học” được phân giải thành các thành tố: Chuẩn bị thước đo và đơn vị đo, đứng sát thước đo, quan sát điểm đo, đánh dấu trên thước, ghi chép số đo, so sánh số đo, nhận xét, đánh giá, kết luận...Các thành tố này tạo nên cấu trúc trọn vẹn của hoạt động TNST “đo chiều cao của HS tiểu học”.
Bước 3: Phân bậc hoạt động TNST thành các hoạt động thành phần (Thành các hành động, hoặc chuỗi thao tác).
Bước 4: Thiết kế thành các hoạt động hoặc chuỗi thao tác tương thích với lôogic của nội dung hoạt động TNST.
>> Xem đầy đủ: Kinh nghiệm thiết kế một hoạt động trải nghiệm sáng tạo
5. Mẫu hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.
Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,... Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
II. NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP
1. Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch và chỉ đạo tốt việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của tổ 2; 3.Các HĐTNST đảm bảo có chất lượng và 100% học sinh được tham gia. Hoạt động đa dạng, phong phú gây hứng thú làm cho học sinh tích cực tham gia.
Các HĐTNST diễn ra có nhiều lực lượng tham gia giúp đỡ học sinh (giáo viên, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, ...)
Tham gia và thực hiện tốt nội dung các tiết chào cờ đầu tuần, thể dục giữa giờ, sinh hoạt cuối tuần; các ngày lễ lớn trong năm học.
Các HĐTNST của tổ 2; 3 trong năm học 2016 - 2017:
+ Tổ chức sinh nhật cho HS từ tháng 8/2016 – tháng 5/2017.
+ Tổ chức thu hoạch các sản phẩm hoa màu vụ đông xuân từ tháng 12/2016 đến tháng 02/2017.
+ Tổ chức chăm sóc hoa màu vào tháng 3/2017.
+ Chăm sóc, viếng nghĩa trang liệt sĩ vào tháng 5-7/2017.
2. Biện pháp
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Thành lập ban chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm:
1. Đ/c Hoàng Thị Ánh Tuyết – Tổ trưởng - Trưởng ban
2. Đ/c Hoàng Thế Hưng - Tổ phó - Phó ban
3. Đ/c Ngô Thanh Nga - Uỷ viên
4. Đ/c Nguyễn Hồng Lệ - Uỷ viên
5. Đ/c Đồng Văn Bình - Uỷ viên.
6. Đ/c Nguyễn Thu Hà - Uỷ viên
Giao trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này.
Đ/c phó ban: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể theo tháng và cả năm học). Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cho tổ.
Đ/c Ủy viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động của lớp.
Các đ/c xây dựng kế hoạch hoạt động xuyên suốt năm học cho lớp mình và các em HS tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động.
Bám sát vào chủ điểm và các ngày lễ lớn của năm học để đưa ra các hoạt động cho phù hợp theo quy mô lớp, khối, quy mô toàn trường.
Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và rút ra bài học để lần sau làm cho tốt hơn.
Phối hợp với ban thi đua để đánh giá những mặt mạnh của học sinh, của tập thể lớp và động viên tuyên dương, khen thưởng trong các ngày hoạt động tập thể với quy mô.
>> Xem đầy đủ: Mẫu hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo