Nguyễn Lương Văn học

Nét hiện đại và cổ điển được thể hiện ở đâu trong 2 khổ thơ cuối bài Tràng Giang

3
3 Câu trả lời
  • Sunny
    1 Trả lời 15/02/23
    • Nấm lùn
      Nấm lùn

      Khổ thơ thứ ba với hình ảnh “bèo dạt” là nét đẹp cổ điển được dùng trong thơ xưa để chỉ số phận con người bấp bên, nổi trôi. Nguyễn Du đã từng dùng hình ảnh cánh bèo để thể hiện cho cuộc đời Thúy Kiều: “Nghĩ mình mặt nước cánh bèo/ Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân”. Nhưng bèo trong thơ Huy Cận không phải một cánh, vài ba cánh hay là một đám bèo mà là “hàng nối hàng” đó là sự khác biệt mới mẻ cho thấy lòng người rợn ngợp trước thiên nhiên.Câu thơ không chỉ tả thực mà còn mang nét nghĩa ẩn dụ tượng trưng khi nhà thơ đang sống trong cảnh mất nước, nô lệ ông cũng như bao người trí thức khác đang vật vờ, trôi dạt không biết đi đâu về đâu. Cảnh mênh mông tràng giang được nhân lên bởi hai lần phủ định câu trên, câu dưới cho thấy cuộc sống ở đây không có sự kết nối, giao hòa. Nghệ thuật cổ điển lấy không để nói có được sử dụng “không một chuyến đò ngang”, “Không cầu gợi chút niềm thương nhớ” chỉ có nỗi khắc khoải về tình người, lòng người của nhà thơ. Câu thơ kết “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp mà cũng thật buồn. Bốn hình ảnh trong bốn câu thơ cộng hưởng với nhau để tạo nên một bức tranh phong cảnh đượm buồn gợi về những kiếp người nổi trôi, không định hướng tương lai. Đó là hồn thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Huy Cận trước cách mạng tháng tám trong tập “Lửa thiêng”.

      Có lẽ khổ thơ hay nhất trong bài tập trung nét nghệ thuật đặc sắc mang phong vị cổ điển và hiện đại được thể hiện ở khổ thơ cuối:

      “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

      ...Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

      Mây và cánh chim là hai hình ảnh dùng để gợi về chiều hoàng hôn trong thơ ca trung đại. Đó là một thi liệu quen thuộc bởi khi xưa Đỗ Phủ đã từng viết: “Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm/ Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Từ “đùn” ở đây cũng được Huy Cận sử dụng tạo cảm giác uể oải, chậm chạp như những đám mây đang đùn đẩy nhau. Hình ảnh cánh chim cũng là một thi liệu cổ điển ta đã từng bắt gặp trong thơ của Lí Bạch là “Chúng điểu cao phi tận” hay cánh chim mỏi trong thơ Hồ Chí Minh “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”. Trong thơ Huy Cận nó còn mang nét hiện đại ở dấu hai chấm tách đôi câu thơ thể hiện mối quan hệ giữa cánh chim và bóng chiều. Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều cùng sà xuống mặt nước tràng giang hay bóng chiều đè nặng lên cánh chim khiến nó phải chao nghiêng đôi cánh. Cánh chim nhỏ dưới bóng chiều buông xuống mang nặng tư tưởng tác giả, ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé bị bão táp cuộc đời xô đẩy, ngả nghiêng. Cũng là ẩn dụ cho cái tôi cá nhân phiền não của thi nhân trải nỗi buồn ra khắp không gian. Hai câu thơ cuối thật ấn tượng bởi nó được gợi từ hai câu thơ trong bài “Lầu Hoàng Hạc” của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” nếu tiền nhân đời Đường bên Trung Hoa nhìn khói sóng trên sông mà nhớ quê hương thì Huy Cận thật sáng tạo khi “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ thương quê hương của tác giả luôn thường trực trong ý thức, thấm thía trong từng cảm giác. Nỗi nhớ ấy chưa hề vơi cạn mà cũng hiện lên lớp lớp như con sóng qua từ láy “dợn dợn” để hô ứng với “vời con nước” thay vì dùng từ “rợn rợn” thể hiện nỗi buồn bâng khuâng của “lòng quê’.

      0 Trả lời 15/02/23
      • Bon
        Bon

        Khổ thơ thứ ba

        “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”: Hình ảnh những đám bèo nối tiếp nhau lững thững trôi dạt trên dòng sông, “hàng nối hàng” gợi cảm giác trải dài miên man vô tận.

        “Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật”: Cảnh mênh mông, buồn bã, trống vắng quạnh hiu của “Tràng giang” càng được nhân lên bằng mấy lần phủ định: “Không đò… không cầu...”. Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ là biểu hiện của sự giao nối của con người và cuộc sống, thường gợi về cuộc sống tấp nập, gần gũi và gợi nhớ quê hương. Hai bờ sông cứ thế chạy dài vô tận như hai thế giới cô đơn, không chút “niềm thân mật” của những tâm hồn đồng điệu.


        “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”: Câu thơ đã vẽ lên được một bức tranh thật đẹp, tĩnh lặng nhưng đượm buồn. Đoạn thơ chỉ có khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, lặng lẽ mà không có một âm thanh dù chỉ là xơ xác. Trước không gian buồn man mác là một lòng người đau đáu trước cảnh đất nước đang bị xâm lược chìm trong đau khổ, tương lai của con người không biết sẽ đi đâu về đâu.

        → Đoạn thơ không chỉ lột tả vẻ đẹp buồn man mác, bâng khuâng của dòng sông mà còn khéo léo gửi gắm tâm tư, nỗi lòng của người nghệ sĩ trước cảnh đẹp bình dị đó.

        *Khổ thơ cuối cùng

        “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”: không gian như được mở rộng hơn với cảnh bầu trời với những đám mây trắng chen chúc nhau như sà xuống đỉnh núi, nỗi buồn của con người đang lan tỏa ra mạnh mẽ hơn.

        “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: trong khoảng không gian rộng lớn, yên tĩnh đó là hình ảnh chú chim nghiêng đôi cánh như đổ bóng chiều tà xuống không gian bên dưới.

        “Lòng quê dợn dợn vời con nước”: “dợn dợn’ là cách dùng từ mới mẻ của tác giả, nó không chỉ là tâm trạng nhớ nhung, buồn bã mà đó còn là những băn khoăn, trăn trở mong mỏi cho quê nhà sớm được độc lập tự do, nỗi nhớ luôn lăn tăn như con nước của dòng sông.

        “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”: vào lúc mặt trời lặn cũng là lúc con người ta thường cảm thấy bâng khuâng, nhớ nhà đặc biệt là khi các nhà lên khói nấu cơm chiều. Tuy nhiên, nỗi nhớ nhà của tác giả không đợi khi có khói của bữa cơm chiều mà nó luôn luôn thường trực.

        0 Trả lời 15/02/23

        Văn học

        Xem thêm