Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân loại hiệu quả thương mại

Phân loại hiệu quả thương mại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức trong chương trình học tập của bậc Đại học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

- Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả thương mại. Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí về các nguồn lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác trong quá trình tổ chức trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên thị trường.

- Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của thương mại, tùy theo mục tiêu xác định có thể bao gồm lưu chuyển hàng hóa bán lẻ/vốn lưu thông (vòng quay), kim ngạch xuất khẩu/chi phí xuất khẩu, giá trị gia tăng/vốn đầu tư trong thương mại (mức đóng góp GDP trên vốn), kim ngạch xuất nhập khẩu/thu nhập quốc dân (“độ mở” nền kinh tế), thu nhập quốc dân sản xuất/thu nhập quốc dân sử dụng,... Trên tầm doanh nghiệp, các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh được xác định dựa vào các kết quả như mức lưu chuyển, giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận so với các chi phí về vốn cố định, vốn lưu động và vốn sức lao động.

- Hiệu quả xã hội là bộ phận hiệu quả thương mại phản ánh kết quả đạt được theo mục tiêu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt mục tiêu đó. Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở tương quan giữa chi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo chất lượng phục vụ và các giá trị văn hóa, nhân văn, việc thu hút lao động và giải quyết việc làm, mức độ hạn chế gia tăng thất nghiệp, ...

Trong kinh tế và thương mại, trên tầm vĩ mô, việc tính toán kết quả và chi phí phải bao quát cả kết quả trực tiếp và gián tiếp, lợi ích trước mắt và trong dài hạn, lợi ích thực và lợi ích ẩn, chi phí thực và chi phí cơ hội. Do vậy, khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả thương mại thường gặp nhiều khó khăn, phức tạp về mặt kỹ thuật và phương pháp tính toán, đo lường, nhất là đối với các chỉ tiêu hiệu quả xã hội.

Hiệu quả chung và hiệu quả bộ phận

- Hiệu quả chung là hiệu quả tổng quát về kinh tế hoặc xã hội theo mục tiêu xác định của thương mại trong từng thời kỳ hay chu kỳ kinh doanh cụ thể. Kết hợp hiệu quả chung về kinh tế và xã hội là hiệu quả tổng hợp của thương mại. Hiệu quả chung của thương mại bao quát toàn bộ các hiệu quả bộ phận và do các hiệu quả bộ phận hợp thành. Trên tầm vĩ mô, hiệu quả chung bao gồm hiệu quả về kinh tế, về xã hội.

- Hiệu quả bộ phận là hiệu quả từng phần, bộ phận riêng biệt phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực cụ thể trong thương mại. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đối với hiệu quả chung về kinh tế, về xã hội. Các bộ phận hợp thành hiệu quả chung về kinh tế bao gồm nhiều loại như hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lưu động, hiệu quả vốn đầu tư trong thương mại...

Hiệu quả thương mại theo cấp độ KTQD, ngành và doanh nghiệp

- Theo cấp độ KTQD, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu tư cho thương mại hướng tới các mục tiêu vĩ mô về kinh tế, về xã hội, môi trường, … như tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, sự tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển các quan hệ quốc tế trong hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Do vậy, đánh giá hiệu quả thương mại theo cấp độ KTQD phải dựa vào tất cả các mối quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả thị trường nội địa và quốc tế.

- Ở cấp độ ngành, hiệu quả thương mại phải được nhìn nhận và đánh giá trên cơ sở hoạt động thương mại của hệ thống thương nhân với các nguồn lực mà họ đã bỏ ra để đạt các mục tiêu. Đó là bộ phận hợp thành chủ yếu của hiệu quả thương mại trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả thương mại ở cấp độ ngành được tạo ra bởi hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại và cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống thương mại của quốc gia.

- Hiệu quả thương mại của doanh nghiệp là hiệu quả tổ chức quá trình mua, bán hàng hóa và dịch vụ. Đó chính là thước đo phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của các công ty hay cơ sở kinh doanh trong khâu mua, bán hàng hóa, khâu vận chuyển và kho hàng hoặc trong sản xuất, phân phối, cung ứng và marketing các sản phẩm dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả thương mại chính là hiệu quả mua các nhân tố “đầu vào”, và tiêu thụ sản phẩm ở “đầu ra”. Đối các doanh nghiệp thương mại, cấp độ hiệu quả này chính là hiệu quả kinh doanh thương mại.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phân loại hiệu quả thương mại về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, hiệu quả chung và hiệu quả bộ phận, hiệu quả thương mại theo cấp độ KTQD, ngành và doanh nghiệp...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phân loại hiệu quả thương mại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 98
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm