Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích bài thơ Vận nước của Đỗ Pháp Thuận

Phân tích bài thơ Vận nước

Phân tích bài thơ Vận nước của Đỗ Pháp Thuận vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, từ đó bạn đọc có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thiện bài viết của mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Văn mẫu phân tích bài Vận nước

Bài Vận nước của thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) được coi là tác phẩm xuất hiện sớm nhất trong bộ phận văn học viết dân tộc. Bài thơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thời điểm xuất hiện sớm nhất, có tên tuổi tác giả rõ ràng, có hoàn cảnh sáng tác cụ thể, có tinh thần dân tộc và thực sự có ý nghĩa đóng vai trò đặt nền móng cho một thời đại văn học.

Trên thực tế, bài thơ vốn không có tên. Nguyên gốc chỉ là một cách trả lời của thiền sư Pháp Thuận khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước bằng bốn câu thơ được chép trong sách Thiền uyển tập anh. Sách này xuất hiện vào thời nhà Trần, nửa đầu thế kỉ XIV. Nhan đề bài thơ Quốc tộ (Vận nước) là do học giả thời nay đặt, căn cứ vào hai chữ mở đầu.

Thiền sư Pháp Thuận vốn họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, chỉ biết là người học rộng, hiểu rõ thế cuộc đương thời, có tài phò vua giúp nước. Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, Sư có công bàn định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, Sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng. Vua Lê Đại Hành lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ pháp sư và uỷ thác cho việc soạn thảo văn thư. Có lần vua sai ông cải trang làm người lái đò đón tiếp sứ nhà Tống là Lí Giác. Tài năng đối đáp của ông khiến sứ Lí Giác cảm phục bèn tặng thơ, trong đó có câu: Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu (Ngoài trời còn có trời soi rạng), ngụ ý nói ngoài trời phương Bắc còn có trời nước Nam nữa.

Đặt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua nửa thế kỉ giành lại được quyền tự chủ và độc lập dân tộc, bài thơ của sư Pháp Thuận có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn về hoà bình, về kế sách dựng nước lâu dài và có màu sắc chính luận thâm thuý. Ngay từ câu thơ mở đầu đã đề cập, khẳng định và nhấn mạnh được vấn đề Vận nước vốn là mối quan tâm của nhà vua và cũng chính là cội nguồn sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc. Trước hết, hai chữ Quốc tộ có ý nghĩa là vận nước, vận mệnh của đất nước ; đồng thời còn có nghĩa chỉ “đế vị”, ngôi vua. Dưới thời phong kiến, chữ “quốc” (nước) thường được hiểu gắn liền với chữ “đế” (vua), vận nước gắn liền với ngôi vua. Đây cũng là mối quan tâm theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt ở những giai đoạn củng cố và phát triển nền độc lập hoặc khi có giặc ngoại xâm, quyền tự chủ bị vi phạm.

Mối quan hệ quốc – đế (nước – vua) này đặc biệt thể hiện rõ trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở). Điều quan trọng hơn, vận nước ở đây được đặt trong tương quan với thế nước và hiện tình đất nước là hình ảnh tượng trưng “đằng lạc” (dây mây kết nối). Có thể hiểu nghĩa cả câu thơ gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ mới chiến thắng quân xâm lược Tống năm 981 nên nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chưa thật sự ổn định, giống như dây mây kết nối, ràng buộc rất phức tạp. Câu thơ đưa đến sự thức tỉnh, cảm nhận về vận nước, nếu khẻo giữ thì được lâu bền, không khéo giữ thì dẫn đến rối ren, nguy biến, về hình thức, câu thơ thể hiện bằng tiểu đối giữa “vận nước” và “dây mây kết nối”, được nối với nhau bằng ỉiên từ “như”, qua đó tạo nên sự đăng đối và mối liên tưởng, liên hệ giữa Vận nước / như / dây mây kết nối; và ngược lại là hình ảnh dây mây kết nối cũng giống như vận nước vậy. Cách thức đặt tiểu đối so sánh như thế giúp câu thơ trở nên có hình ảnh, sinh động, rõ nghĩa, dễ đi vào tâm trí-người đọc.

Nếu như câu thơ mở đầu thiên về khơi gợi, nêu vấn đề về hiện tình đất nước thì câu thơ tiếp theo “Nam thiên lí thái bình” (Trời Nam mở mang nền thái bình) nhằm xác lập yêu cầu, biện pháp, cách thức giữ nước, thiên về sự khẳng định, mở đường chỉ lối. Riêng chữ lí có nghĩa ỉà lo liệu, điều hành, mở mang chính sự để đất nước được yên bình, chúng dân no đủ. Việc xác định “Trời Nam mở mang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây kết nối, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên. Rõ ràng lòi thơ còn có ý nghĩa rộng lớn, vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời, bởi lẽ triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, mở mang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Ở đây, lời thơ dịch cũng đã theo sát được cả phần nội dung, ý nghĩa và vần điệu của nguyên tác:

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mỏ thái bình.

Trong hai câu thơ sau, nhà sư nhấn mạnh phương hướng, xác định thể thức và biện pháp trị nước cho chính nhà vua. Câu thơ “Vô vi cư điện các” (ơ cung điện dùng đường lối “vô vi”) mang sắc thái như một lời khuyến cáo, khuyên bảo, cụ thể hoá được cách thức giữ thái bình cho đất nước. Hai chữ ”vô vi” theo học thuyết Đạo giáo có nghĩa là không làm những việc trái tự nhiên. Theo sách Đạo đức kinh của Lão Tử thì “đạo” vốn là vô vi, thuận theo lẽ tự nhiên, con người không nên can thiệp và đi ngược lại quy luật đời sống. Trong phép trị nước và hoạt động xã hội, bậc vua hiền tài vẫn có thể “vô vi nhi trị”, đặt ra chính sách thuận lòng dân, trông coi bốn phương nhẹ nhàng tưởng như không làm gì cả mà đất nước vẫn yên bình, thịnh trị. Nho giáo cũng đề cao vai trò “Đại thiên hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”, thay trời trị nước của nhà vua. Nếu nhà vua có đức sáng, có phẩm chất tốt đẹp thì trăm họ chúng dân sẽ tự nguyện theo về. Khổng Tử đã nói trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ : “Vi chính đĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Thi hành chính sự nhờ vào đức cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuần về).

Một mặt khác, vì Pháp Thuận là một vị thiền sư cho nên cần hiểu hai chữ “vô vi” theo cả nghĩa “vô vi pháp” của nhà Phật nữa mới thật đầy đủ. về thực chất thì đây cũng chỉ là một cách hiểu, một cách hình dung và cách diễn đạt khác về kế sách trị nước thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi. Bởi lẽ thuật ngữ “vô vi pháp” có nghĩa là “Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác”, hướng con người tới chân như, yên bình, tự tại. Vận dụng vào việc trị nước, tinh thần “vô vi” của nhà Phật đề cao việc thuận theo nhân duyên, từ bi bác ái, dẫn tới giải thoát về nơi an lạc, cuộc sống thanh bình, không tạo tác nên những điều sai trái, gây phiền nhiễu cho dân, đi ngược lại xu thế chung.

Như vậy, theo Pháp Thuận thì nhà vua ở nơi cung điện giữ vai trò người điều hành chính sự cần có biện pháp phù hợp với mục đích trị nước an dân, không làm những việc tàn ngược, trái với lẽ thường. Chỉ có cách điều hành chính sự thuận theo tự nhiên như thế thì nhà vua mới hoà thuận với chúng dân, khéo léo xây dựng đất nước yên bình mà nhàn nhã như là không phải làm gì cả. Đó cũng là yêu cầu cao đối với bậc “vua sáng tôi hiền” và hướng tới mục đích cao cả nhất: “Xứ xứ tức đao binh” (Khắp nơi dứt nạn đao binh). Phần dịch thơ hai câu sau này cũng cho thấy sự liền mạch, hô ứng, tiếp nối nhau giữa hành động và mục đích, biện pháp và kết quả:

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Có thể nói bài thơ Vận nước được viết bằng chữ Hán theo thể ngũ ngôn tuyệt cú Đường luật chỉ có hai mươi chữ, hết sức súc tích, ngắn gọn nhưng đã bộc lộ đầy đủ tình cảm, ý thức trách nhiệm của sư Pháp Thuận trước nhà vua và hiện tình đất nước. Câu kết của bài thơ “Chốn chốn dứt đao binh” thực chất cũng chính là câu trả lời cho vấn đề “vận nước”, khẳng định cơ sở vững bền của vận nước trước sau cũng phải dựa trên nền tảng hoà bình, ổn định, thống nhất đất nước. Bài thơ mang tính chính luận mà vẫn có sức sống lâu bền chính bởi đã đề cập đến vấn đề lớn lao của cả một dân tộc, khơi gợi hứng thú và mối quan tâm cho mọi người dân nước Việt.

Ngoài Phân tích bài thơ Vận nước của Đỗ Pháp Thuận. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm