Phân tích ý kiến cho rằng chữ Hồng chính là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh

Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý kiến cho rằng chữ Hồng chính là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích bài thơ Mộ

Hồ Chí Minh là một nhà thơ cách mạng lỗi lạc của dân tộc ta. Trong mỗi tác phẩm của người đều thể hiện tư tưởng, ý chí cách mạng sâu sắc của tác giả.

Bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh là một bài thơ Đường luật, thể tứ tuyệt. Bản chất của thể thơ này thường có nhãn tự, như là đôi mặt điểm trung tâm mấu chốt của cả bài thơ.

Nhãn tự chính là linh hồn, của bài thơ. Ví dụ như trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của tác giả Thôi Hiệu thì chữ “sầu” chính là nhãn tự, thể hiện nỗi buồn mênh mang khi cảnh thay đổi con người xưa không còn. Thì trong bài thơ Mộ của tác giả Hồ Chí Minh chữ “hồng” chính là nhãn tự của bài thơ này.

Hoàn cảnh viết bài thơ khi tác giả bị giam tại nhà lao của Tưởng Giới Thạch và bị chuyển nhà lao, hết nhà tù này tới nhà tù khác có thể lúc nửa đêm có khi gà vừa gáy sáng đã phải lên đường. Bài thơ Mộ viết về cảnh hoàng hôn, buổi chiều tối:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Thông qua những câu thơ ta hiểu rằng thời gian của bài thơ là lúc chiều muộn, tác giả bị giải đi qua một khu rừng hoang sơ heo hút, ở nơi đất khách quê người. Tác giả lúc này như một cánh chim bơ vơ mỏi mệt bay đi tìm một nơi trú ngụ, nghỉ ngơi.

Trên bầu trời những tầng mây, lững lờ trôi không biết đi đâu về đâu, trôi lang thang vô định. Tâm trạng của tác giả người tù cách mạng cũng như vậy khi thân thể nặng nề bị gông cùm, xiềng xích mỗi bước đi đều nặng nề hơn khi đường đi gian lao vất vả phải trải qua những ngọn núi non hiểm trở.

Một nỗi buồn cô đơn thấm vào trong tận tâm hồn, cảnh vật cảnh hoàng hôn khi nắng chiều tắt càng làm cho không gian mênh mông, thời gian đằng đẵng. Tác giả cảm thấy nỗi buồn da diết khi nhớ về quê hương đất nước, nhớ về những người dân thân thương ruột thịt của mình đang ngày đêm mong đợi người trở về giải phóng nhân loại khỏi kiếp nô lệ lầm than.

Tuy nhiên, trong hai câu thơ cuối ý thơ bỗng nhiên thay đổi hẳn khi tác giả nhìn thấy hình ảnh con người. Mộ cô gái đang hăng say lao động giữa núi rừng hoang vu lạnh lẽo. Hình ảnh cô gái xay ngô tôi những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt xinh đẹp của người con gái làm cho tác giả cảm thấy động lòng. Cô làm việc nhiệt tình hăng say, quên cả thời gian đang tối dần.

Hình ảnh lò than rực hồng bên cạnh cô gái như sưởi ấm tâm hồn lạnh lẽo cô đơn của tác giả. Nhìn thấy chiếc lò than rực hồng tác giả cảm thấy có thêm sức mạnh để đi tiếp bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn.

Chữ hồng của bài thơ làm cho người đọc cảm nhận được sự sống, tươi vui tràn đầy hy vọng trong bài thơ Mộ của tác giả Hồ Chí Minh. Cả bài thơ chìm trong cảnh sắc trầm buồn thì khi đọc tới chữ hồng khiến cho con người cảm thấy tràn đầy hy vọng ở một tương lai tươi sáng hơn.

Chữ Hồng như ngọn lửa đang cháy rực thắp sáng cho cả bài thơ, thể hiện tinh thần kiên cường không bao giờ lùi bước trước khó khăn thử thách của tác giả Hồ Chí Minh. Trong khi cuộc sống bế tắc khó khăn nhưng tác giả vẫn luôn có niềm tin vào tương lai phía trước không đánh mất hy vọng của mình về sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Do đó, chữ hồng xứng đáng là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh. Mộ là một bài thơ hay thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất của tác giả trong cảnh lao tù nhưng không nao núng chùn bước.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý kiến cho rằng chữ Hồng chính là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 324
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 12

Xem thêm