Quá trình phát triển và kế hoạch hóa sản phẩm mới

Quá trình phát triển và kế hoạch hóa sản phẩm mới được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Thật là lý tưởng, nếu sản phẩm mới tạo ra được lợi nhuận tối đa và các rủi ro tối thiểu, nó chắc chắn sẽ được phát triển và tung ra thị trường. Tuy nhiên, các nhà quản trị marketing khó có thể biết chắc sản phẩm mới có thành công không do có rất nhiều các yếu tố khách quan. Cần thiết phải có một qui trình phát triển sản phẩm mới hợp lý, có tính hệ thống cho kế hoạch hóa sản phẩm mới. Mặc dù qui trình như vậy không đảm bảo một lời giải thần kỳ cho nhà quản trị, nhưng nó có thể làm tăng khả năng thành công của sản phẩm mới. Đầu tiên, doanh nghiệp phải hình thành đường hướng chính sách sản phẩm mới bao gồm:

- Lĩnh vực sản phẩm sẽ đầu tư phát triển sản phẩm mới.

- Trách nhiệm tổ chức quản lý các giai đoạn trong chính sách sản phẩm mới.

- Các yếu tố để ra quyết định trực tiếp về sản phẩm mới.

Sau khi hình thành đường lối, chính sách, quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ diễn ra như sau:

Các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới

Sơ đồ 6.1: Các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới

1. Tạo ý tưởng về sản phẩm mới

Mọi sản phẩm đều bắt đầu từ một ý tưởng. Nhưng không phải ý tưởng sản phẩm mới nào cũng đều có giá trị và tiềm năng thành công.

Để hình thành những ý tưởng mới về sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu từ rất nhiều nguồn khác nhau.

- Khách hàng: Theo quan điểm marketing, những nhu cầu và mong muốn của khách hàng là xuất phát điểm cho mọi ý tưởng về sản phẩm mới. Thông qua việc nghiên cứu những nhóm khách hàng chủ yếu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bằng các cuộc phỏng vấn, thăm dò, trắc nghiệm cá nhân hay trao đổi, thư góp ý, khiếu nại, doanh nghiệp có thể tìm hiểu những yêu cầu cải tiến sản phẩm từ phía khách hàng từ đó mà hình thành được các ý tưởng hay nguồn cảm hứng sáng tạo cho sản phẩm mới.

- Những chuyên gia đầu ngành: Những ý kiến, những phát minh mới của các chuyên gia đầu ngành đôi khi cũng đem lại những ý tưởng mới về sản phẩm cho doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: Bằng việc nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tìm thấy điểm hấp dẫn khách hàng trong sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để từ đó hình thành những ý tưởng mới.

- Nhân viên bán hàng hoặc các nhà phân phối sản phẩm: Nguồn ý tưởng này rất tốt vì họ là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và đôi khi là người nắm rõ nhất nhu cầu của khách hàng, những ý kiến khen ngợi hay phàn nàn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

2. Đánh giá ý tưởng sản phẩm mới

Mục tiêu hoạt động của hình thành ý tưởng là tạo ra thật nhiều ý tưởng. Nhưng mục tiêu của giai đoạn tiếp theo là sàng lọc, rút bớt các ý tưởng.

Mục đích của việc lựa chọn là cố gắng sớm nhất phát hiện và sàng lọc loại nhỏ những ý tưởng không phù hợp.

Trước hết, doanh nghiệp cần sách định mục tiêu của việc phát triển sản phẩm mới là về: lợi nhuận, doanh số, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng thêm uy tín… để từ đó đưa ra các tiêu chuẩn cơ sở để so sánh giữa các yếu tố. Các tiêu chuẩn chủ yếu là: mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mức độ của tính năng sản phẩm cho phép định giá, khả năng khuếch trương những điểm khác biệt …

3. Kế hoạch dự án

Gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất: mô tả quy mô, cấu trúc và cách ứng xử của thị trường mục tiêu, kế hoạch định vị và tiêu thụ sản phẩm, tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường và mức lợi nhuận dự kiến trong những năm đầu tiên

- Phần thứ hai: trong kế hoạch chiến lược marketing dự kiến giá bán, chiến lược phân phối và ngân sách marketing cho năm đầu tiên

- Phần thứ ba của kế hoạch chiến lược marketing trình bày doanh số dự tính về lâu dài, mục tiêu lợi nhuận đạt được và chiến lược marketing – mix theo thời gian.

4. Phát triển sản phẩm

Trong giai đoạn này cần phải biến hàng hóa thành hiện thực. Lúc này hàng mẫu được tạo ra phải thể hiện được những đặc tính, chức năng cần thiết, có tất cả các đặc điểm tâm lý đã dự tính.

Khi mẫu được làm xong cần phải được thử nghiệm để tin chắc được là mẫu được thiết kế đúng theo đặc điểm kỹ thuật đã đề ra. Việc thử nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tế để đảm bảo sản phẩm hoạt động hiệu quả và an toàn khi sử dụng

5. Thử nghiệm trong điều kiện thị trường

Thử nghiệm thị trường là giai đoạn sản phẩm mới được xác định nhãn hiệu bao bì và một chương trình marketing sơ bộ để đưa vào điều kiện thực tế của thị trường.

Mục đích chủ yếu của thử nghiệm thị trường là:

- Thử nghiệm chính sản phẩm đó trong các hoàn cảnh thực tế của thị trường.

- Thử nghiệm toàn bộ kế hoạch marketing cho sản phẩm đó bao gồm chiến lược định vị sản phẩm, lập nhãn hiệu, làm bao bì, định giá, quảng cáo, phân phối, …

- Tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng cũng như trung gian phân phối trong vấn đề xử lý, sử dụng và mua sản phẩm.

- Kết quả của thử nghiệm thị trường có thể sử dụng để tiên lượng doanh số và khả năng sinh lời chính xác hơn.

Các lưu ý:

- Số lần thử nghiệm không cố định, tùy thuộc vào kinh phí và bản thân sản phẩm.

- Các phương pháp thử nghiệm đều có ưu khuyết điểm riêng, cần lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng sản phẩm và từng thị trường.

6. Triển khai sản xuất đại trà

Khi tung sản phẩm ra bán đại trà trên thị trường, nhà quản trị cần quyết định:

- Khi nào? Thời điểm tung sản phẩm vô cùng quan trọng. Có thể tung sản phẩm trước, cùng thời điểm hoặc muộn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hoặc có thể tung sản phẩm vào thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng tốt chứ không phải là thời điểm đang khủng hoảng, đình trệ.

- Ở đâu? Cần xác định nên tung hàng hóa ra thị trường ở một khu vực, hay nhiều khu vực, thành thị hay nông thôn, phạm vi toàn quốc hay phạm vi quốc tế.

- Cho ai? Các nỗ lực phân phối, quảng cáo cần phải tập trung đưa sản phẩm, hàng hóa đến với nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu một các hiệu quả

- Như thế nào? Cần có kế hoạch hoạt động cụ thể. Cần phân bổ ngân sách cho các yếu tố của hệ thống marketing – mix một cách hợp lý.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quá trình phát triển và kế hoạch hóa sản phẩm mới về đặc điểm của tạo ý tưởng về sản phẩm mới, đánh giá ý tưởng sản phẩm mới, phát triển sản phẩm, thử nghiệm trong điều kiện thị trường, triển khai sản xuất đại trà..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Quá trình phát triển và kế hoạch hóa sản phẩm mới. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 427
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm