So sánh bong gân và sai khớp

So sánh bong gân và trật khớp được VnDoc chia sẻ dưới đây là lời giải câu hỏi nằm trong SGK lớp 8 bài 12. Khi nào và dấu hiệu như thế nào thì bạn cần đi khám? Sau đây là gợi ý câu trả lời các bạn học sinh cùng tham khảo

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

1. Hiểu đúng về bong gân và sai khớp

Trước khi phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp, bạn cần hiểu đúng về hai tình trạng này. Cụ thể như sau:

Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng ở khớp. Dây chằng có thể căng quá mức hoặc rách, gây đau đớn. Bong gân có thể xảy ra ở nhiều vị trí như vai, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối…

Sai khớp (hay thường được gọi là trật khớp) là khái niệm dùng để chỉ các chấn thương xảy ra làm các đầu xương bị ép sai lệch khỏi vị trí bình thường. Một khớp bị sai sẽ khiến người bệnh rất đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.

2. Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp

Bong gân và sai khớp khác nhau như thế nào?

Bong gân

Sai khớp
+ Bong gân là sự giãn hoặc rách đứt bao gân quanh ổ khớp, thường xảy ra sau hiện tượng kéo giãn bởi những động tác cử động quá mức như mang xách nặng, đặc biệt là ở tư thế không phù hợp với sinh lý bình thường.
+ Bong gân và sai khớp đều gây đau, sưng và khó khăn trong cử động khớp.
+ Trong bong gân, biện pháp xử lý chủ yếu là làm giảm sưng và đau bằng chườm lạnh trong 24-48 tiếng đồng hồ đầu tiên, nâng cao ổ khớp, dùng thuốc giảm đau, tránh vận động khi còn sưng đau. Sau khi giảm đau, giảm sưng, có thể chườm nóng, điều trị vật lý và tập cử động tại ổ khớp.

+ Sự sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp, khiến khớp không thể cử động được nữa.

+ Triệu chứng ở sai khớp nặng nề hơn: Khớp sưng, bầm tím, nhiều khi đau dữ dội, ổ khớp trở nên biến dạng, bất động.
+ Ngược lại, trong sai khớp thì việc đầu tiên cần làm là sớm nắn phục hồi ổ khớp (do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê). Trong một số trường hợp, có thể phải giải phẫu chỉnh hình để phục hồi ổ khớp.

3. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Dù là bị bong gân hay trật khớp, người bệnh cũng nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong thời gian chờ gặp bác sĩ, hãy giữ cố định khớp, nghỉ ngơi tuyệt đối, chườm lạnh và kê cao vết thương nếu có thể.

Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tình huống khiến bạn bị chấn thương và các triệu chứng gặp phải. Đồng thời, họ cũng nhìn, nhấn để kiểm tra mức độ sưng và kiểm tra phạm vi cử động của khớp.

Trong trường hợp khó để phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang. Mặc dù các kỹ thuật này không quan sát được các tổn thương do bong gân, nhưng chúng cho thấy vị trí chính xác và mức độ nghiêm trọng của sai khớp.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh bong gân và sai khớp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
4 2.894
Sắp xếp theo

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm