Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ C6H5CH3

Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ C6H5CH3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn biết cách viết phương trình điều chế thuốc nổ TNT (2, 4, 6-Trinitrotoluen). Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích giúp các bạn học sinh trong quá trình học tập làm bài tập.

1. Phương trình điều chế thuốc nổ TNT

C6H5CH3 + 3HNO3 → 3H2O + C6H2CH3(NO2)3

Điều chế thuốc nổ TNT

2. Điều kiện phản ứng xảy ra

Nhiệt độ, xúc tác H2SO4 đặc

Thuốc nổ TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng

3. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ

A. benzen

B. metyl benzen.

C. vinyl benzen.

D. p-xilen.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Đun nóng 230 gam toluen với lượng dư dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam 2, 4, 6 - trinitrotoluen (thuốc nổ TNT). Giả thiết hiệu suất của cả quá trình tổng hợp là 80%. Giá trị của m là

A. 454,0

B. 550,0

C. 687,5

D. 567,5

Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình phản ứng:

C6H5CH3 + 3HNO3 \overset{H2SO4_{đặc} ,t^{\circ } }{\rightarrow}C6H2(NO2)3CH3 + 3H2O (1)

gam: 92 → 227

gam: 230.80% → x

Theo phương trình và giả thiết ta thấy khối lượng TNT (2,4,6-trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen với hiệu suất 80% là :

x = 230.80%.227/92 = 454

Đáp án A

Câu 3. Khi cho toluen tác dụng với HNO3 (H2SO4/t0) theo tỉ lệ 1:3 thu được sản phẩm có tên gọi là

A. thuốc nổ TNT

B. 2,4,6-trinitrotoluen

C. Nitrobenzen

D. cả A,B

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Hỗn hợp A gồm propin và một ankin X có tì lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol A tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Ankin X là?

A. CH≡C-CH2-CH3

B. CH3−C≡C−CH3

C. CH≡CH

D. CH≡C-CH2-CH2-CH3

Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình phản ứng

C3H4 → C3H3Ag

0,15 → 0,15

→ A cũng tạo kết tủa với AgNO3/NH3

CnH2n-2 → CnH2n-2-aAga

0,15 → 0,15

mCnH2n−2−aAga = 46,2−22,05 = 24,15gam

→MCnH2n−2−aAga = 24,15/0,15 = 161

→ A chứa tối đa 1 liên kết ba đầu mạch => a = 1

=> 14n – 2 + 107 = 161 => n = 4

CTCT của A: CH≡C-CH2-CH3

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5. Câu nào dưới đây đưa ra khẳng định về polime là sai?

A. Polime không bay hơi được.

B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.

C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.

D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.

Xem đáp án
Đáp án C

A, B, D đúng, do polime có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo bởi nhiều mắt xích tạo thành.

C sai vì thủy tinh hữu cơ là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt.

→ Đáp án C

Câu 6. Điều nào sau đây sai khi nói về toluen?

A. Là một hiđrocacbon thơm

B. Có mùi thơm nhẹ

C. Là đồng phân của benzen

D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 7. Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch

A. NaOH

B. HCl

C. Br2

D. KMnO4

Xem đáp án
Đáp án D

Benzen không làm mất màu dd thuốc tím ở mọi điều kiện.

Toluen làm mất màu dd thuốc tím trong đk có nhiệt độ: 80-100 độ C

C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 +H2O

Stiren làm mất màu dd thuốc tím ở đk thường

3C6H5 -CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH

Câu 8. Hidrocacbon X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch KMnO4 tạo thành hợp chất C7H5KO2 (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất có công thức C7H6O2. Vậy tên gọi của X là:

A. etylbenzen

B. 1,2-đimetylbenzen

C. 1,3-đimetylbenzen

D. 1,4-đimetylbenzen.

Xem đáp án
Đáp án A

Số nguyên tử H = 2.8 + 2 = 2k = 10 => k = 4

X không tác dụng với dung dịch Brom => không chứa liên kết đôi tự do => X chứa vòng benzen ( 3 liên kết π +1 vòng)

X+ dung dịch thuốc tím => C7H5KO2 => 1 nhóm COOK

N + HCl => C7H6O2 => chỉ có 1 nhóm thế

Câu 9. Cho sơ đồ sau:

C2H2 → X → Y → Z → CH3COOC2H5

Các chất X, Y, Z tương ứng là:

A. C4H4, C4H6, C4H10.

B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. C2H4, C2H6O2, C2H5OH.

D. C2H6, C2H5Cl, CH3COOH.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Benzen và toluen đều không có phản ứng với dung dịch nước brom.

B. Benzen và toluen đều có phản ứng thế với brom khi có xúc tác Fe.

C. Benzen và toluen đều có thể tham gia phản ứng cộng.

D. Toluen tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen khó hơn benzen.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về benzen ?

A. Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím

B. Benzen là chất lỏng không màu, không tan trong nước.

C. Benzen là một khí có mùi thơm ở điều kiện thường

D. Benzen là dung môi hoà tan một số chất vô cơ, hữu cơ.

Xem đáp án
Đáp án C

----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ C6H5CH3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
7 32.826
Sắp xếp theo

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm