Dung Bùi Văn học

Thuyết minh lễ hội đền Hùng

3
3 Câu trả lời
  • Anh nhà tui
    Anh nhà tui

    Đền Hùng là một quần thể kiến trúc có giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng vô cùng quan trọng của người Việt, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn" đối với vua Hùng, những người có công dựng nước và giữ nước từ thuở sơ khai của dân tộc.

    Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc vùng đất Phong Châu, là đế đô của nước Văn Lang từ 40.000 năm trước và nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đây là vùng đất bán sơn địa, chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có cảnh quan đa dạng, vừa có rừng núi, đồi gò, vừa có đồng ruộng, sông ngòi, ao hồ phong phú. Đền Hùng được xây dựng trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, đây được biết đến như là ngọn núi cao nhất vùng với cảnh quan trù phú, sinh vật tươi tốt tràn đầy sinh khí. Hơn nữa ngọn núi này cũng là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ trời đất của bậc đế quân cùng quần thần với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân được ấm no.

    Ngọn núi mang trên mình dáng vẻ hùng vĩ và đồ sộ như thân hình của một con rồng lớn, đầu rồng ngoảnh về nam, thân rồng uốn lượn tạo thành các dãy núi nối tiếp nhau xa tít. Và nằm san sát phía sau con rồng thiêng liên quyền lực ấy lại là hình ảnh của những đàn voi, lũ bầy tôi trung thành đang thi nhau quay mình hướng về đất tổ. Nhưng cái hùng vĩ ấy chưa dừng lại ở đó, tiếp đến ngã ba Bạch Hạc là sự kết hợp sông nước hùng vĩ. Đây là điểm hội tụ của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc, sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Sông nước cuồn cuộn, sóng xô đá cuồn cuộn cuốn nhau chầu về chân núi Nghĩa Lĩnh. Và nếu bạn đứng từ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thì có thể bao quát hết cảnh vật, thưởng thức hết vẻ đẹp và khí chất nơi quê cha đất tổ oai hùng bất diệt.

    Đền Hùng là quần thể di tích linh thiêng thấm đượm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Khu di tích gồm: đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng. Điểm bắt đầu của khu di tích đền Hùng đó chính là Đại Môn ( cổng đền), đây là công trình kiến trúc được xây dựng vào năm 1917 theo kiểu vòm uốn với chiều cao 8,5 mét, có hai tầng mái và được lợp giả ngói ống. Bên trên bốn góc tầng mái được trang trí hình rồng và hai con nghê đắp nổi. Nếu bên trên cổng là hình ảnh loài rồng đầy thiêng liêng và sức mạnh thì bên dưới cổng, trên tường lại được đắp nổi phù điêu hai võ sĩ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Một người lẫm liệt tay cầm giáo, một người cầm rìu chiến. Cả hai đều khoác lên mình bộ giáp kiêu sa ẩn chứa vô vàn sức mạnh. Chưa hết choáng ngợp với cảnh sông nước Nghĩa Lĩnh, vậy mà đến cổng đền ta lại được một phen mãn nhãn đến thần hồn điên đảo bởi điểm xuất phát đầu tiên của Đền Hùng.

    Địa điểm tiếp theo để tiếp tục cuộc hành trình kỳ thú này là đền Hạ và Thiên Quang Tự. Để đến đây du khách sẽ phải trải qua một hành trình gian nan gồm 225 bậc thang bằng gạch. Đền Hạ đã tồn tại từ thế kỉ 17- 18 với cấu trúc đơn sơ hình chữ Nhị có hai gian. Gian thứ nhất có tên gọi là Tiền bái, gian thứ hai là Hậu cung. Trước của đền Hạ là cây thiên tuế, đây cũng là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc đã cất lên lời dặn dò bất hủ về sự nghiệp bảo vệ dân tộc: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

    Tương truyền, xưa kia Lạc Long Quân và mẹ u Cơ sinh được 100 người con, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi khai sơn phá thạch. Trong 50 người con theo mẹ thì người con trưởng lên nối ngôi, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời trong hơn 2.600 năm (từ năm 2879 đến năm 258 trước Công nguyên).

    Nằm kề bên đền Hạ là Chùa Thiên Quang, được xây vào thời Trần. Phía trước chùa có cây vạn tuế gần tám trăm năm tuổi, xung quanh chùa có hành lang bao bọc, mái lợp ngói mũi, đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Trước sân chùa là hai tháp sư hình trụ 4 tầng và một gác chuông có tuổi đời vài trăm năm. Trong chùa có trên 30 pho tượng: Tam Thế, A Di Đà, Quan âm Nam Hải, Quan âm Tống Từ, Đức Thánh Hiền, Hộ Pháp,... được bài trí trang nghiêm. Kiến trúc hiện nay của chùa theo kiểu chữ Công, gồm Tiền đường 5 gian, Tam bảo 3 gian, và Thượng điện 3 gian.

    Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc nữa là có thể đến đền Trung, đây là nơi vua quan ngự bàn việc dân việc nước và thưởng thức vẻ đẹp đất trời. Đền Hạ có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, đây là ngôi đền cổ tồn tại từ thời Lý - Trần với cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết và không phụ với ý trời, công sức của chàng đã được đền đáp bằng việc truyền ngôi của vua cha.

    Sau một hành trình gian nan cuối cùng du khách cũng đặt chân lên đỉnh Nghĩa Lĩnh, và tại đây có đền Thượng với tên gọi là "Kính Thiên lĩnh điện". Đây là nơi thờ Thánh Gióng và vua Hùng. Đền Thượng tọa lạc ở trung tâm trời đất và cũng là trung tâm của khu di tích đền Hùng. Ngôi đền có sân rộng và được tôn tạo lại với kiến trúc cổ để du khách tìm về hành lễ nhưng không được đặt chân vào bên trong các gian thờ. Người ta vẫn thường truyền nhau rằng ngôi đền được xây dựng sau khi Thánh Gióng lập nên đại công, đánh đuổi giặc n khỏi quê cha đất tổ. Và sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc, rồi bay lên trời thì vua Hùng đã đem ngài hóa ở ngôi đền bên cạnh, đó chính là Lăng vua Hùng.

    Lăng ở phía Đông đền Thượng, đây là mộ Hùng Vương thứ 6 với cấu trúc hình vuông có cột liền tường. Trong lăng là khu mộ vua Hùng với kích thước dài 1.3, rộng 1.8, cao 1m. Điểm đến tiếp theo và cũng là điểm cuối của chuỗi di tích đó chính là đền Giếng, chặng cuối này nằm ở Ðông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, theo kiểu kiến trúc chữ Công gồm gian Tiền bái, ống muống, và Hậu cung. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc. Bên trong đền có giếng Ngọc nước trong veo quanh năm.

    Một trong những địa điểm đáng để đặt chân đến của khu dích tích đó là Bảo tàng Hùng Vương, nơi đây được thiết kế mô phỏng hình ảnh bánh chưng bánh dày và trưng bày nhiều hiện vật từ thời vua Hùng, bảo tàng đã giới thiệu khái quát sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng thông qua các nội dung trưng bày với các chủ đề khác nhau. Hằng năm cứ vào đúng ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch thì khu di tích Đền Hùng lại long trọng tổ chức giỗ tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động, sự kiện long trọng nhằm bày tỏ lòng biết ơn, gợi nhớ lại công lao của các vị Vua Hùng đã có công lớn trong việc xây dựng nền móng nước nhà. Cùng với thời gian, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tích hợp nhiều giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, thể hiện ý thức nhớ về cội nguồn dân tộc "Ăn quả nhớ người trồng cây"; "Uống nước nhớ nguồn"; sự đoàn kết sâu rộng của cộng đồng dân tộc tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.

    Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống quý báu không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài, nơi có cộng đồng người Việt sinh sống. Điều đó đã tạo nên triết lý nhân văn sâu sắc, động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam, hình thành nên nét đặc sắc của văn hóa nhân loại. Thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập mối liên hệ dòng tộc giữa các Vua Hùng với mọi thế hệ trong cộng đồng người Việt từ quá khứ, hiện tại đến mai sau. Đó là sợi dây liên kết các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ thời đại sơ khai của các vua Hùng cho đến thời đại văn minh của Hồ Chí Minh, thể hiện lối sống trọng tình nghĩa, thủy chung, sự biết ơn, tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau đậm đà tính dân tộc.

    Việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng vương được Nhà nước, chính quyền địa phương tổ chức trang trọng, trong đó nghi lễ quan trọng nhất là Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Đền Thượng, thể hiện sự biết ơn đối với công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có lễ hội đền Hùng với các trò chơi dân gian và các cuộc thi đậm chất truyền thông như hát Xoan, hát Ghẹo, Hội trại văn hóa. Đến năm 1962 nhà nước ta đã quyết định công nhận Đền Hùng là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, đây cũng là một trong 10 di tích được xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt cấp Quốc gia" đợt đầu tiên vào năm 2009.

    Đền Hùng, khu di tích gắn liền với chiều dài lịch sử của dân tộc và ẩn chứa những giá trị về kiến trúc, văn hóa sâu sắc. Chúng ta cần tự hào và ra sức bảo vệ, phát triển và truyền tải niềm tự hào này đến với bạn bè quốc tế.

    0 Trả lời 09/02/23
    • Gấu chó
      Gấu chó

      Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.

      Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.

      Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

      Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

      Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

      0 Trả lời 09/02/23
      • Vợ là số 1
        Vợ là số 1

        Tham khảo thêm một số mẫu bài khác tại https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-le-hoi-truyen-thong-le-hoi-den-hung-163179

        0 Trả lời 09/02/23

        Văn học

        Xem thêm