Tiểu luận về nâng cao chất lượng tự học
Chuyên đề Nâng cao chất lượng tự học
Tiểu luận chuyên đề nâng cao chất lượng tự học bao gồm bài tiểu luận về Nâng cao chất lượng tự học cho học sinh, sinh viên giúp bạn đọc nắm được phương pháp viêt tiểu luận ngắn gọn, dễ hiểu.
BÀI TIỂU LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
Họ và tên: ....
Ngày sinh: ....
Nơi sinh: ....
Đơn vị công tác: ....
I. Đặt vấn đề
Hiện nay các nhà sử dụng lao động không chỉ yêu cầu người được tuyển dụng có trình độ chuyên môn mà còn đặt ra những tiêu chuẩn nhất định về kỹ năng và thái độ. Nếu như dựa vào kiến thức, để chọn đúng người, nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển phải có khả năng vận dụng kiến thức học được vào công việc thực tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc, làm việc độc lập trong môi trường áp lực cao. Về phần kỹ năng mềm sẽ hỗ trợ chuyên môn của các ứng viên trong quá trình làm việc. Đây là phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện. Hệ quả, đã có không ít sinh viên mới ra trường rất yếu ở kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, không soạn thảo được một văn bản ở dạng đơn giản nhất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong công việc. Nói cách khác, trong bất cứ ngành nghề nào thì đạo đức nghề nghiệp, thái độ với công việc, ý thức của bản thân là điều quan trọng nhất.
Trong các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động, việc người lao động có kiến thức chuyên môn, nhưng thiếu đi các kỹ năng mềm, đó sẽ là khoảng trống. Mỗi công việc, mỗi môi trường làm việc sẽ cần đến những nhóm kỹ năng khác nhau với mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung với tất cả các nhóm ngành nghề, kỹ năng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong lực lượng lao động. Chỉ đào tạo về chuyên môn là chưa đủ nếu không được trang bị các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ conngười, xây dựng đội nhóm… giúp người lao động giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau tốt hơn, từ đó mà hiệu quả công việc cũng được nâng cao. Vì vậy, việc tìm hiểu các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng khai thác tài nguyên học tập và quản lý cảm xúc là vô cùng quan trọng.
II. Nội dung
1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kỹ năng mềm
1.1. Khái niệm
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người. Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Còn đối với các nhà tuyển dụng và người sử dụng lao động thường chú trọng đến năng lực của người được tuyển dụng. Thang năng lực dựa vào phạm trù nhận thức đã được Giáo sư Benjamin Bloom, một nhà khoa học giáo dục người Mỹ phát triển và công bố năm 1956, năng lực này bao gồm 3 nhóm tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong lĩnh vực giáo dục, có thể gọi nhóm kiến thức chính là kỹ năng cứng, là những kiến thức, hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành có tính chất thiên về kỹ thuật. Kỹ năng cứng thường mang tính chuyên môn. Nói cách khác, kỹ năng cứng dùng để chỉ trình độ, kiến thức chuyên môn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Loại kỹ năng này đa phần được đào tạo ở các trường học. Thông qua các môn học chính, kỹ năng cứng sẽ dần được hình thành.
- Kỹ năng mềm (soft skill) là những kỹ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ cảm xúc. Kỹ năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể,… Có thể thấy, kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn mà liên quan tới tính cách, cảm xúc nhiều hơn. Khác với kỹ năng cứng thường được hình thành và tích lũy từ trường học, “Trường đời và xã hội” thường được ví là nơi “tôi luyện” kỹ năng mềm. Tuy nhiên trong giai đoạn tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng rất nhanh và mạnh mẽ đến thái độ và lối sống của sinh viên, để các kỹ năng mềm sinh viên tiếp cận đúng với yêu cầu việc làm và nhu cầu của nhà tuyển dụng, cũng như thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển các kỹ năng
mềm trong sinh viên, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã chú trọng đến việc bồi dưỡng các kỹ năng, đồng thời hình thành nhiều sân chơi, câu lạc bộ, đội nhóm… để sinh viên tham gia trải nghiệm, tích lũy kỹ năng.
Như vậy, kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, thuộc về tính cách con người dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…
1.2. Đặc điểm
- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh: kỹ năng mềm là khả năng thiên về mặt tinh thần của cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả. Do vậy kỹ năng mềm hình thành theo sự trải nghiệm, áp dụng kiến thức vào giải quyết tình huống từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, và do đó nó không phải là yếu tố bẩm sinh. Để có được kỹ năng mềm tốt, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cần hình thành được ở người học một thái độtích cực và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Để từ đó họ sẵn sàng, chủ động cho một tâm thế thấu hiểu và tích lũy và lâu dài hơn nữa là quá trình tự tập luyện bằng nhiều hình thức, phương pháp với sự nỗ lực không ngừng.
- Kỹ năng mềm không chỉ là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc: mà nó còn thể hiện sức mạnh của việc thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội. Kỹ năng mềm giúp cá nhân thích ứng nhanh với từng hoàn cảnh khác nhau như khi làm việc nhóm, xử lý tình huống bất ngờ, xử lý dữ liệu công việc, hay thậm chí là những thay đổi ngoại cảnh, thay đổi môi trường sống và làm việc,... Trong mỗi môi trường sống, mỗi môi trường làm việc khác nhau thì có những yêu cầu khác nhau. Người có kỹ năng mềm linh hoạt sẽ làm chủ được tình huống, biết tìm ra cách để giải quyết vấn đề hợp lý, hiệu quả, khéo léo khi ứng xử với mọi người,..
- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm: các kỹ năng mềm không dễ để có được vì nó được hình thành từ những trải nghiệm thực tế, trong mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xác định nên. Kiến thức chuyên môn sẽ được được tích lũy dưới các dạng lý thuyết hoặc thực hành, qua quá trình lĩnh hội và đánh giá sẽ tạo thành khối kiến thức và kỹ năng cứng. Trong khi kỹ năng mềm không hoàn toàn hình thành bằng cách truyền đạt thông tin lý thuyết, mà đòi hỏi khả năng thích ứng của người học đối với môi trường thực tế, những đặc thù của môi trường thực tế này lại luôn vận động và biến đổi không ngừng. Do đó kỹ năng mềm chỉ thật sự tồn tại và phát huy hiệu quả khi người học làm chủ được bản thân và ứng biến linh hoạt trong thực tế bằng sự trải nghiệm.
- Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn, màđặc biệt là "kỹ năng cứng": kỹ năng cứng là những kỹ năng cơ bản trong nghề nghiệp, thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ, được thể hiện thông qua bảng lý lịch, trình độ học vấn hay cụ thể là qua các văn bằng, chứng chỉ. Ngược với nó thì kỹ năng mềm là những kinh nghiệm, sự thành thạo chuyên môn, tính linh hoạt trong xử lý tình huống thực tế. Hiện nay trong phỏng vấn, tuyển dụng và đánh giá nhân sự nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm về trình độ học vấn mà kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm công việc cũng là những yếu tố rất quan trọng được chú ý, quan tâm. Thậm chí nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới gần đây chỉ ra rằng: để thành đạt trong công việc và cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Chính vì vậy kỹ năng mềm sẽ là “đòn bẩy” phát triển tư duy và kỹ năng cứng lên một cách hiệu quả. Chìa khóa đi đến thành công nhanh nhất đó là trau dồi và bồi dưỡng 2 nhóm kỹ năng này nhuần nhuyễn, hiệu quả.
- Kỹ năng mềm không "cố định" cho tất cả các ngành nghề: với mỗi ngành nghề cần đến những nhóm kỹ năng khác nhau nhất định. Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp. Đối với ngành Hướng dẫn viên du lịch, kỹ năng thuyết minh, thuyết trình và kỹ năng giao tiếp được coi là kỹ năng cứng. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Kỹ năng nghề là căn bản, đặc trưng chuyên môn, nghiệp vụ còn kỹ năng mềm mang tính bổ trợ cho kỹ năng cứng, nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó có những kỹ năng mềm mang tính xã hội, quan hệ giữa con người với con người. Những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, kỹ năng thuyết trình,... giúp con người dễ dàng thích ứng, hòa nhập với mọi người, linh hoạt vận dụng, triển khai công việc. Nên giữa các nghề nghiệp sẽ có sự giao thoa của những kỹ năng mềm
2. Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập
II.1. Định nghĩa
2.1.1. Tài nguyên học tập
Tài nguyên học tập là một nguồn hoặc các nguồn cung cấp thông tin phục vụ cho việc học tập, tìm kiếm thông tin từ đó tạo nên môi trường dễ dàng tiếp cận thông tin. Các tài nguyên học tập có thể được phân loại theo mức độ sẵn có.
II.1.2. Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập
Kỹ năng khai thác tài nguyên học tập là việc sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, tập hợp và phân tích các nguồn tài nguyên học tập để trở thành tài liệu nghiên cứu, lưu giữ của bản thân, phục vụ hiểu quả cho công việc.
II.2. Các nguồn tài nguyên học tập
- Nguồn tài nguyên giấy: thư viện, tạp chí giáo dục giấy, sách, sách tham khảo,…
- Nguồn tài nguyên điện tử: VnDoc.com, refseek, science.gov, pdfdrive.com, scholar.google.com
II.3. Cách khai thác tài nguyên học tập hiệu quả
- Tìm kiếm nguồn tài nguyên chính thống, được cho phép.
- Trính dẫn phù hợp, đúng yêu cầu.
- Sắp xếp, lưu trữ các nguồn thông tin để dễ tìm lại khi cần thiết.
3. Kỹ năng quản lý cảm xúc
3.1. Định nghĩa
Quản lý cảm xúc là việc nhận thức khả năng kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình hướng khác nhau. Cụ thể, nó bao gồm các khả năng nhận biết cảm xúc của người khác và bản thân, hiểu rõ sự ảnh hưởng của cảm xúc tới hành động và tư duy.
Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc giúp cho chúng ta có thể giao tiếp hiệu quả, nhanh chóng thích nghi với các tình huống khó khăn và cải thiện mối quan hệ.
3.2. Vì sao chúng ta cần phải quản lý cảm xúc?
Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt mang đến cho mọi người rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày và công việc.
Trong cuộc sống
Quản lý tốt bản thân: Bạn có thể kiểm soát được những hành vi bốc đồng và quản lý cảm xúc của mình theo chiều hướng lành mạnh, chủ động và thích ứng tốt với hoàn cảnh.
Củng cố khả năng tự nhận thức: Hiểu cách quản lý cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mình, bạn sẽ nhận thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Nhận thức xã hội: Quản lý cảm xúc tốt giúp bạn có sự đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của những người xung quanh.
Quản lý mối quan hệ: Bạn sẽ biết cách duy trì, phát triển các mối quan hệ tốt đồng thời kiểm soát và điều tiết tốt cảm xúc của mình trong giao tiếp.
Trong công việc
Làm việc nhóm hiệu quả hơn: Người thông minh hơn về mặt cảm xúc thường có xu hướng giao tiếp tốt hơn, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này giúp công việc nhóm được hoàn thành một cách hiệu quả hơn.
Hạn chế xung đột không đáng có: Việc để cảm xúc lấn át sẽ khiến cuộc trò chuyện nhanh chóng xảy ra mâu thuẫn và đi tới xung đột. Việc quản lý được cảm xúc sẽ để lý trí đánh giá tình huống và đưa ra quan điểm sáng suốt hơn về ý kiến của đồng nghiệp.
Thể hiện bản thân là người có hiểu biết: Người có hiểu biết sẽ luôn học hỏi và có những quy tắc chuẩn mực. Người quản lý cảm xúc tốt chắc chắn là người khôn ngoan, hiểu biết và có lối sống tích cực.
3.3. Dấu hiệu của người không biết quản lý cảm xúc
Phản ứng đối với tình huống hay bối cảnh mà họ gặp phải thường bị gián đoạn hoặc không phù hợp.
Mất khả năng kiểm soát cảm xúc hay hành vi do kiệt sức vì thiếu ngủ hay thiếu đường trong máu.
Bị choáng ngợp bởi cảm xúc và ngại bày tỏ cảm xúc
Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia hay ma tuý để làm tê liệt cảm xúc của bản thân.
Không hiểu lý do dẫn đến cảm xúc của bản thân.
3.4. Phương pháp quản lý cảm xúc hiệu quả
- Thiền: Thiền sẽ giúp bạn tách ra khỏi những suy nghĩ khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Điều này giúp bạn chọn được một phản ứng tốt hơn thay vì hoảng sợ. Đây cũng là phương pháp giúp cơ thể thư giãn và ít căng thẳng hơn
- Viết nhật ký: Phương pháp này giúp bạn có thể quảnlý cảm xúc của mình theo nhiều cách khác nhau. Đây được xem là lối thoát giúp bạn giải tỏa cảm xúc căng thẳng và suy nghĩ về giải pháp cho những vấn đề mà bạn phải đối mặt.
- Suy nghĩ theo hướng tích cực: Điều quan trọng nhất giúp bạn quản lý cảm xúc là suy nghĩ một cách tích cực và lạc quan về vấn đề của mình. Các vấn đề này chỉ mang lại thử thách mà bạn cần có góc nhìn tích cực để vượt qua.
- Nhìn theo khía cạnh khác: Khi bạn sắp xếp lại tình huống, bạn cần nhìn nó từ nhiều góc độ để nhìn vào tổng thể một bức tranh lớn thay vì mắc kẹt tại một chi tiết nhỏ gây khó chịu.
- Bộc lộ cảm xúc: Nói ra khó khăn không phải là cách giải quyết vấn đề nhưng mọi người có thể cùng tìm ra phương án giải quyết vấn đề đó. Việc nói ra cảm xúc của bản thân với người đáng tin cậy sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
3.5. Bí quyết để kích hoạt trạng thái hạnh phúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc không phải tự nhiên mà có mà bạn cần trải qua một thời gian luyện tập rất dài. Tuy nhiên, bạn có thể kích hoạt trạng thái hạnh phúc của mình một cách đơn giản dựa trên những bí quyết sau.
Điều chỉnh hành động cơ thể
Khi bạn tức giận, tim bạn sẽ đập nhanh, tâm trạng bạn sẽ trở nên khó chịu. Thay vì điều đó, bạn nên hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, điều chỉnh tư thế thoải mái để cảm xúc tiêu cực được giải phóng và cảm xúc được đưa lại về trạng thái cân bằng.
Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển
Lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn kích hoạt trạng thái hạnh phúc hiệu quả. Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực, bạn nên chú ý không trốn tránh trách nhiệm, can đảm nhận lỗi, không đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ, thay thế ngôn ngữ tiêu cực bằng ngôn ngữ tươi sáng và những lời khen
Xem xét tác động mà cảm xúc mang lại
Những cảm xúc tích cực sẽ biểu thị cuộc sống của bạn đang ý nghĩa và trọn vẹn trong khi những cảm xúc vượt ngoài tầm kiểm soát thường mang đến xung đột cho các mối quan hệ. Việc xem xét những kiểm xúc khó kiểm soát sẽ giúp bạn định hình vấn đề và thay đổi theo hướng tốt hơn
Điều tiết thay vì cố đàn áp cảm xúc
Cố gắng đè nén cảm xúc của mình sẽ khiến bạn gặp các triệu chứng về sức khoẻ về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bạn đừng cố gắng che dấu cảm xúc của mình mà hãy học cách điều tiết để cân bằng giữa cảm xúc mãnh liệt và không cảm xúc.
Định hướng cảm xúc
Dành thời gian để kiểm tra lại tâm trạng để kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình. Bằng cách này bạn sẽ sắp xếp lại suy nghĩ của mình và thay đổi phản ứng tiêu cực của mình.
Chấp nhận mọi cảm xúc: Đây là cách sẽ khiến bạn thoải mái hơn với những cảm xúc mãnh liệt mà không bị vượt quá tầm kiểm soát hay phản ứng một cách vô nghĩa.
III. Kết luận
Trên đây là Bài luận theo Chuyên đề Nâng cao chất lượng tự học. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu dành cho giáo viên này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình dạy và học.
Tham khảo thêm: