Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổ chức thực hiện các quyết định quản trị

Tổ chức thực hiện các quyết định quản trị được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Việc chuẩn bị và đề ra các quyết định mới chỉ là điểm xuất phát trong quá trình quản trị. Có thể đề ra được các quyết định đúng và hứa hẹn nhiều kết quả, nhưng nếu việc tổ chức thực hiện không tốt thì những quyết định vẫn chỉ có giá trị trên giấy tờ. Tổ chức việc thực hiện quyết định đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao ở người lãnh đạo. Nội dung của giai đoạn này thường gồm các bước sau đây:

Truyền đạt quyết định và lập kế hoạch tổ chức thực hiện

Trước hết, quyết định cần được nêu thành mệnh lệnh hay chỉ thị để nó có hiệu lực như một văn bản hành chính. Trong bản thân quyết định không phải chỉ dự tính làm cái gì, mà còn phải quy định ai làm, làm ở đâu, khi nào làm và làm bằng cách nào, ai kiểm tra thực hiện quyết định? bao giờ thì kiểm tra và kiểm tra như thế nào? Tất cả những điều đó tạo tiền đề cần thiết về tổ chức thực hiện quyết định.

Cần truyền đạt kịp thời, đầy đủ và chính xác bằng những phương pháp và phương tiện phù hợp để tạo ra sự thông suốt về tư tưởng, động viên mọi người đem hết khả năng, nhiệt tình để thực hiện với hiệu quả cao nhất. Việc tuyên truyền, giải thích trong tập thể về ý nghĩa và tầm quan trọng của quyết định phải được coi trọng trong quá trình truyền đạt quyết định đến người thực hiện. Do phải qua nhiều cấp, nhiều người nên quyết định được giải thích và bàn luận đôi khi không còn đảm bảo độ chính xác.

Mỗi quyết định lớn đòi hỏi một công tác tổ chức lớn để thực hiện mà điểm xuất phát là kế hoạch tổ chức.Kế hoạch tổ chức phải xuất phát từ việc quy định rõ giới hạn hiệu lực của quyết định và phải tuân theo đúng giới hạn đó trong quá trình thực hiện. Kế hoạch tổ chức phải cụ thể và chi tiết, nghĩa là tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của nhiệm vụ đã đề ra mà phân định toàn bộ khối lượng công việc theo các đối tượng và các khoảng thời gian. Trong kế hoạch phải nêu rõ ai làm và bao giờ thì bắt đầu, lúc nào thì kết thúc, thực hiện bằng phương tiện nào.

Trước khi chỉ đạo tiến trình thực hiện kế hoạch cần chú ý đặc biệt đến vấn đề tuyển chọn cán bộ với số lượng cần thiết và chuyên môn thích hợp. Cán bộ được lựa chọn phải là người có uy tín cao trong những vấn đề mà họ sẽ chỉ đạo giải quyết, họ phải được giao toàn quyền khi chỉ đạo thực hiện và phải có khả năng tiến hành chức năng kiểm tra tương ứng. Người thực hiện việc kiểm tra nhất thiết không được dính líu về lợi ích vật chất với đối tượng bị kiểm tra.

Kế hoạch tổ chức năng động sao cho vào thời gian nhất định, tại thời điểm nhất định có thể tập trung được lực lượng chủ yếu và giải quyết đúng các khâu xung yếu.

Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Kiểm tra tình hình thực hiện quyết định có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho quyết định trở thành hiện thực. Thông qua công tác kiểm tra người lãnh đạo tác động trực tiếp, tích cực đến hành vi của các cấp và các cá nhân thực hiện quyết định, nhắc nhở trách nhiệm và động viên kịp thời để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đã định trong kế hoạch. Thông qua công tác kiểm tra, người lãnh đạo còn có điều kiện để phát hiện ra các khâu, các vấn đề cần uốn nắn và điều chỉnh để việc thực hiện luôn luôn đi theo quỹ đạo đã định.

Như vậy, tổ chức tốt việc kiểm tra sẽ đem lại cho quá trình thực hiện quyết định sự linh hoạt cần thiết, nếu không xã hội sẽ chịu những thiệt hại lớn. Những thiệt hại đó bao hàm những sự trì trệ, sai hỏng... do quyết định không được thực hiện đúng thời hạn hoặc do kỷ luật lao động bị vi phạm. Từ đó, người ta thấy rõ mục đích của việc kiểm tra không chỉ là kịp thời phát hiện những sai lệch với chương trình đã định, mà còn để kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục những lệch lạc đã thấy và ngăn ngừa việc xảy ra những lệch lạc mới. Việc kiểm tra được tổ chức tốt sẽ tạo ra mối liên hệ ngược tốt giúp cho quá trình quản trị thông suốt liên tục, kịp thời khắc phục các khâu yếu.

Điều chỉnh quyết định

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện chúng. Các nguyên nhân thường là:

- Tổ chức không tốt việc thực hiện quyết định

- Có những thay đổi đột ngột do nguyên nhân bên ngoài gây ra.

- Có sai lầm nghiêm trọng trong bản thân quyết định và một số nguyên nhân khác.

Không nên do dự trong việc điều chỉnh quyết định, khi một tình huống mới làm cho quyết định trước đây mất hiệu lực, không còn là một nhân tố tích cực mà trái lại trên một chừng mực nào đó đang trở thành một nhân tố phá hoại.

Đối với các quyết định được đề ra trong điều kiện bất định cần dự kiến trước những sửa đổi trong quá trình thực hiện chúng, những điều kiện bất định thể hiện ở chỗ thông tin không đầy đủ khiến cho tầm dự đoán bị thu hẹp nhưng nhiệm vụ lại yêu cầu phải đề ra quyết định mà không cho phép chờ đợi cho đến khi hoàn toàn có đủ thông tin để hiểu rõ tình hình.

Trong điều kiện như vậy, khi chủ thể quản trị nhận rõ được tình huống hay tích luỹ được kinh nghiệm cần thiết thì quyết định sẽ được sửa đổi.

Sự điều chỉnh quyết định không nhất thiết chỉ là do xuất hiện tình huống bất lợi mà nhiều khi nó được thực hiện do phát hiện được các khả năng mới mà trước đó chưa được dự kiến, các khả năng mới này nếu được nắm bắt và khai thác kịp thời sẽ đem lại hiệu quả cao hơn kết quả dự định, vì thế cần có những sửa đổi quyết định.

Người lãnh đạo cần có bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm để sẵn sàng đương đầu với những phản đối để điều chỉnh quyết định, tránh để tình trạng quyết định quá lỗi thời, gây tâm trạng chán chường cho người thi hành. Mặt khác, cần phải chú ý là những sửa đổi nhỏ không căn bản sẽ chỉ tạo nên sự xáo trộn về mặt tổ chức, gây ra sự mất ổn định của nhiệm vụ và dẫn đến những thiệt hại lớn hơn so với việc không sửa đổi.

Tổng kết tình hình thực hiện quyết định

Trong mọi trường hợp, không kể là quyết định có được thực hiện đầy đủ và đúng hạn hay không, đều cần đúc rút kết quả thực hiện quyết định. Qua việc tổng kết, các tập thể, cá nhân biết được họ đã làm việc như thế nào, đạt kết quả ra sao, lao động của họ có tầm quan trọng như thế nào cho xã hội. Đó cũng là sự học tập thực tiễn từ chính công việc của mình, góp phần làm phong phú kho tàng kinh nghiệm quản trị, kiểm tra hiệu quả của quá trình đề ra và thực hiện quyết định quản trị. Việc tổng kết phải được xem xét chu đáo ở tất cả các giai đoạn, phân tích rõ tất cả những thành công cùng sai lầm, thiếu sót.

Việc tổng kết bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, xác định rõ kết quả, chất lượng, luận chứng và phương hướng của quyết định.

- Phát hiện những tiềm năng chưa được sử dụng trong quá trình thực hiện quyết định.

- Phân tích, tìm chính xác các nguyên nhân của sự chênh lệch giữa các chỉ tiêu kinh tế

- Kỹ thuật và sản xuất xã hội so với mức đã đề ra trong quyết định ban đầu.

- Đưa ra những kết luận và kiến nghị để cải tiến đổi mới cơ chế quản trị.

Tổng kết thực hiện quyết định là kết thúc chu kỳ quản trị cũ, mở đầu cho chu kỳ quản trị mới, do đó khi tổng kết cần sử dụng tổng hợp các phương pháp theo quan điểm hệ thống. Cần phải xây dựng kế hoạch tổng kết, lựa chọn và kiểm tra những thông tin cần thiết, tìm ra những nguyên nhân thành công hoặc thất bại và đánh giá tổng hợp.

Kết luận: Ra quyết định là một công việc đầy khó khăn và thách thức đối với nhà quản trị, khi môi trường tác động vào tổ chức ngày phức tạp và thay đổi nhanh, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm vững lý thuyết ra quyết định. Quá trình ra quyết định quản trị mang tính khoa học và tính nghệ thuật.

Nhà quản trị cấp cao thường phải đưa ra những quyết định không lập trình trước, những quyết định mang tính phức tạp, nhiều bất trắc như các quyết định chiến lược, chính sách, kế hoạch lâu dài và định vị công ty trong môi trường. Đối với những nhà quản trị cấp trung thì những quyết định của họ có mức độ chắc chắn càng tăng và mức độ phức tạp giảm dần, gắn liền với những quyết định chiến thuật, những quyết định mang tính liên kết tổ chức với môi trường. Các định quyết định điều hành hàng ngày lặp đi lặp lại, xảy ra trong những tình huống chắc chắn, những quyết định được lập trình do nhà quản trị cấp thấp làm.

Có thể phân loại các quyết định quản trị theo nhiều tiêu thức. Các quyết định quản trị phải đảm bảo sáu yêu cầu cơ bản: Có căn cứ khoa học, tính thống nhất, tính thẩm quyền, có địa chỉ rõ ràng, tính thời gian, tính hình thức.

Nhà quản trị phải tuân thủ các bước của quá trình ra quyết định. Nắm vững các mô hình, phong cách ra quyết định giúp nhà quản trị chọn được cách thức ra quyết định phù hợp và giải quyết được vấn đề.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Tổ chức thực hiện các quyết định quản trị về đặc điểm của truyền đạt quyết định và lập kế hoạch tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện quyết định, điều chỉnh quyết định, tổng kết tình hình thực hiện quyết định...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tổ chức thực hiện các quyết định quản trị. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 2.405
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm