Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 7

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 7: Tức nước vỡ bờ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 8: Tức nước vỡ bờ

Câu 1: Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì?

A. Ngô Tất Tố B. Ngô Văn Tố C. Ngô Công Tố D. Ngô Lộc Hà

Câu 2: Quê gốc của nhà văn Ngô Tất Tố?

A. Bắc Ninh B. Hà Nội C. Hà Nam D. Thái Bình

Câu 3: Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì?

A. Khảo cứu triết học, văn học cổ

B. Làm báo

C. Viết văn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4: Khuynh hướng sáng tác văn học chủ yếu của Ngô Tất Tố là gì?

A. Dân chủ, tiến bộ

B. Chuyên viết về nông thôn

C. Chuyên viết về những cuộc kháng chiến cam go

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Truyện vừa.

Câu 6: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời đúng.

“… Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc, lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.

Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”

(Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1)

Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Ngô Tất Tố. B. Nam Cao. C. Nguyên Hồng. D. Thanh Tịnh.

Câu 7: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”?

A. Chương VIII B. Chương VII C. Chương XVIII D. Chương XVII

Câu 8: Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học:

“ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”

A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Thơ trữ tình D. Hồi kí

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc

B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố

D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 10: Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và tiếp tục van xin.

B. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ.

C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng hành động quyết liệt.

D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ.

Câu 11: "Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". (Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố)

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn trên là:

A. Quan hệ lựa chọn

B. Quan hệ tương phản

C. Quan hệ nối tiếp

D. Quan hệ nguyên nhân

Câu 12: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ bờ?

A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. (1)

B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức. (2)

C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (3)

D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

Câu 13: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.

B. Không dùng cách nào trong ba cách trên.

C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.

D. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.

Câu 14: Nếu viết: “Trong tác phẩm Tắt đèn thông qua hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả đã ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.” câu văn sai vì sao?

A. Đặt dấu chấm câu khi câu chưa kết thúc.

B. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.

C. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

D. Đặt dấu phẩy ngắt câu không phù hợp.

Câu 15: Hãy nêu những sự việc tiêu biểu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố)?

A. Anh Dậu vừa kề bát chào vào miệng thì cai lệ xông vào - Cai lệ hô hào người trói anh Dậu để giải ra đình - Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà ông lí.

B. Chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn - Nói chuyện với bà cụ hàng xóm - Chị cãi nhau với tên cai lệ - anh Dậu khuyên vợ không nên làm như thế.

C. Anh Dậu đang chuẩn bị ăn cháo thì cai lệ xông vào - Chị Dậu van xin hắn - Hắn vẫn nhất quyết không tha và hô hào to hơn - Chị Dậu bị cai lệ tát.

D. Vợ chồng nhà Dậu ăn cháo - Cai lệ xông vào đánh đập anh Dậu và hô người trói giải ra đình làng - Chị Dậu van xin không được đã chống lại bọn tay sai.

Câu 16: Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ?

A. Chị Dậu vẫn thiết tha.

B. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.

C. Chị Dậu run run.

D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng.

Câu 17: Đọc kĩ câu văn sau:

- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ...

- Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát...

- Cai lệ vẫn giọng hầm hè...

- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

(Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố)

Ý nào sau đây nói đúng nhất tính cách của tên cai lệ được thể hiện trong những câu văn trên?

A. Hung hăng, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay. (1)

B. Có tính cách hung bạo, dã thú. (2)

C. Có những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng và phũ phàng đến rợn người. (3)

D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

Câu 18: Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị?

A. Thái độ không chịu khuất phục

B. Thái độ bất cần

C. Thái độ kiêu căng

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19: Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay

B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được bản chất vô cùng tốt đẹp.

D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước áp bức của bọn thực dân phong kiến.

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 7: Tức nước vỡ bờ gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhân văn của tác giả được đưa ra trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ do Ngô Tất Tố sáng tác...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 8 bài 7: Tức nước vỡ bờ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 8, Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn Văn 8, Văn mẫu lớp 8, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 8, Giải vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
11 3.934
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 8

    Xem thêm