Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 bài 32: Tập tính ở động vật (tiếp theo)
Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11
Mời các bạn cùng làm bài Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 bài 32: Tập tính ở động vật (tiếp theo) do VnDoc sưu tầm và biên soạn, tài liệu không chỉ giúp học sinh củng cố lý thuyết bài học mà còn rèn luyện nâng cao thành tích môn Sinh với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm Sinh khác nhau.
Bài 32: Tập tính ở động vật (tiếp theo)
1. Tập tính quen nhờ là tập tính động vật không trả lời khi kích thích
A. Không liên tục và không gây nguy hiểm gì
B. Ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì
C. Lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì
D. Giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì
2. In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra
A. Bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
B. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
C. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
D. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
3. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích
A. Đồng thời
B. Liên tiếp nhau
C. Trước và sau
D. Rời rạc
4. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa
A. Các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
B. Một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
C. Một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
D. Hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này
5. Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học
A. Không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
B. Lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
C. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
D. Được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ
6. Học khôn là
A. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
B. Phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
C. Từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
D. Kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
7. Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa
A. Những cá thể cùng loài
B. Những cá thể khác loài
C. Những cá thể cùng lứa trong loài
D. Con với bố mẹ
8. Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính
A. Sinh sản
B. Di cư
C. Xã hội
D. Bảo vệ lãnh thổ
9. Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn
A. Một số ít là tập tính bẩm sinh
B. Phần lớn là tập tính học được
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh
D. Là tập tính học được
10. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn
A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh
B. Phần lớn là tập tính học được
C. Một số ít là tập tính bẩm sinh
D. Là tập tính học được
11. Những nhận biết về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập
A. In vết
B. Quen nhờn
C. Học ngầm
D. Điều kiện hóa
12. Tinh tinh xếp các hòm gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao là kiều học tập
A. In vết
B. Học khôn
C. Học ngầm
D. Điều kiện hóa
Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | B | A | B | C | D | A | C | C | B | C | B |