Trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Trắc nghiệm Vật lý lớp 6 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn bao gồm 11 câu hỏi, bám sát chương trình học với các dạng bài trọng tâm Chương 2 Vật lý 6 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trắc nghiệm Vật lý lớp 6 bài 18

Bài 1: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh?

A. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.

B. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở nhiệt như nhau.

C. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh.

D. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài cốc xảy ra gần như cùng 1 lúc.

Bài 2: Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ phần lưỡi sắt sau đó tra liềm vào và dung nước tưới lên chỗ nối. Hỏi người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn:

A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.

B. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt của chất rắn.

C. Sự nóng chảy và sự nở vì nhiệt.

D. Sự nóng chay, sự nở vì nhiệt.

Bài 3: Tại sao khoảng cách giữa các viên gạch lát bên trong nhà có khoảng cách nhỏ hơn so với khoảng cách các viên gạch lát bên ngoài trời?

A. Vì lát bên trong nhà như vậy sẽ đẹp hơn.

B. Vì lát ngoài trời như vậy lợi cho gạch.

C. Vì thời tiết ngoài trời khi thời tiết nóng lên có sự giãn nở giữa các viên gạch.

D. Tất cả phương án trên đều đúng.

Bài 4: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:

A. Chất rắn có dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.

B. Chất rắn co lại vì lạnh.

C. Chất rắn nở ra khi nóng lên.

D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

Câu 6. Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

A. Để dễ dàng tu sửa cầu.

B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

C. Để tạo thẩm mỹ.

D. Cả 3 lý do trên.

Câu 7: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 50oC thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

A. Nhôm – Đồng – Sắt

B. Nhôm – Sắt – Đồng

C. Sắt – Nhôm – Đồng

D. Đồng – Nhôm – Sắt

Bài 8: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.

B. Cây thước làm bằng nhôm.

C. Cây thước làm bằng đồng.

D. Các phương án đưa ra đều sai.

Bài 9: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

A. Không có gì thay đổi.

B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 10. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

A. khối lượng của vật giảm đi.

B. thể tích của vật giảm đi.

C. trọng lượng của vật giảm đi.

D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 11. Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Làm nóng nút.

B. Làm nóng cổ lọ.

C. Làm lạnh cổ lọ.

D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 12. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 13. Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Khối lượng của hòn bi tăng.

B. Khối lượng của hòn bi giảm.

C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.

D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 14. Chọn phương án đúng.

Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng.

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 15. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Thể tích quả cầu ...... khi quả cầu nóng lên.

A. Nóng lên

B. Lạnh đi

C. Tăng

D. Giảm

Câu 16. Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Chiều dài vật rắn

B. Tiết diện vật rắn

C. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn

D. Chất liệu vật rắn.

Câu 17. Băng kép được cấu tạo bởi

A. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau.

B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.

C. Hai thanh kim loại có bề dày khác nhau.

D. Hai thanh kim loại có chiều dài khác nhau

Câu 18. Tại sao ngành xây dựng trong các kết cấu bêtông, người ta thường chỉ dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác?

A. Vì sắt và thép dễ uôn, có thể tạo thẩm mĩ cao.

B. Vì sắt và thép là những vật liệu rẻ tiền.

C. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép xấp xỉ độ dãn nở vì nhiệt của bêtông.

D. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép nhỏ

Câu 19. Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

A. Để tránh tác hại của sự giãn nở vì nhiệt.

B. Để tạo thẩm mỹ

C. Để dễ dàng tu sửa cầu.

D. Vì tất cả các lí do đưa ra.

Câu 20. Khi nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng riêng của vật giảm.

B. Khối lượng của vật giảm

C. Khối lượng riêng của vật tăng.

D. Khối lượng của vật tăng

Câu 21. Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?

A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn

B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn

C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh

D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh

Câu 22. Chọn câu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của vật rắn.

A. Giữa hai đầu thanh ray xe lửa bao giờ cũng có một khe hở.

B. Ống dẫn khí hay chất lỏng, trên các ống dài phải tạo ra các vòng uốn.

C. Tôn lợp nhà phải có hình lượn sóng.

D. Sự nở vì nhiệt của vật rắn chỉ có hại.

Câu 23. Chọn câu sai?

A. Hệ số nở dài và hệ số nở khối có cùng đơn vị là K-1 (hoặc độ -1)

B. Hệ số nở khối của chất rắn lớn hơn hệ số nở khối của chất khí.

C. Hệ số nở khối của một chất xấp xỉ bằng 3 lần hệ số nở dài của chất ấy.

D. Sắt và pêtông có hệ số nở khối bằng nhau.

Câu 24. Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì

A. Băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.

B. Băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.

C. Băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.

D. Băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.

Câu 25. Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì

A. Đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau.

B. Đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.

C. Đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.

D. Đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 6

1. D2. A3. C4. D5. D
6. B7.A8. C9. B10. B
11. B12. C13. D14. A15. C
16. B17. B18. C19. A20. A
21. D22. D23. B24. D25. A

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của chất rắn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết Vật lí 6, Giải bài tập Vật Lí 6, Giải SBT Lý 6, Trắc nghiệm Vật lý 6, Bài tập Vật lý 6, Tài liệu học tập lớp 6VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
32 10.957
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Vật lý 6

    Xem thêm