Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 3

Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng là tài liệu tham khảo hữu ích do VnDoc biên soạn, với các câu hỏi trắc nghiệm Lý được xây dựng bám sát theo chương trình học lớp 6 hỗ trợ quá trình học tập, ôn luyện đạt thành tích cao.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trắc nghiệm Vật lý 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Bài 1: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,2 lít:

A. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml.

B. Bình 300ml có vạch chia đến 2ml.

C. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml.

D. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml.

Bài 2: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt bình chia độ nằm ngang.

B. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng.

C. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình chia độ.

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình chia độ.

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 3{{m}^{3}}\(3{{m}^{3}}\)= ………. lít = ………. ml

A. 300 lít, 30000ml

B. 300 lít, 300000ml

C. 3000 lít, 300000ml

D. 3000 lít, 3000000ml

Bài 4: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:

A. mét (m)

B. kilogam (kg)

C. mét khối ({{m}^{3}}\({{m}^{3}}\))

D. mét vuông ({{m}^{2}}\({{m}^{2}}\))

Bài 5: Đo thể tích chất lỏng người ta thường dung dụng cụ:

A. Bát ăn cơm

B. Ấm nấu nước

C. Bình chia độ

D. Cốc uống nước

Bài 6: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất 0,5 c{{m}^{3}}\(c{{m}^{3}}\). Hãy chỉ ra cách ghi kết quả kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. V=40,1c{{m}^{3}}\(A. V=40,1c{{m}^{3}}\)

B. V=40,50c{{m}^{3}}\(B. V=40,50c{{m}^{3}}\)

C. V=40,8c{{m}^{3}}\(C. V=40,8c{{m}^{3}}\)

D. V=40,5c{{m}^{3}}\(D. V=40,5c{{m}^{3}}\)

Bài 7: Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

Bài 8: Nếu trên một hộp nhựa có ghi 3.5 lít, thì có nghĩa là:

A. Độ chia nhỏ nhất của hộp là 3,5 lít.

B. Giới hạn đo của hộp nhựa là 3,5 lít.

C. Hộp nhựa chỉ nên dung đựng tối đa 3,5 lít.

D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 9: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:

A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml

B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml

C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml

D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml

Câu 10: Khi đo thể tích chất lỏng cần:

A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình

B. Đặt bình chia độ nằm ngang

C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình

D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình

Câu 11: Điền số thích hợp: 1 m3 = ........ lít = ........ ml

A. 100 lít; 10000 ml

B. 100 lít; 1000000 ml

C. 1000 lít; 100000 ml

D. 1000 lít; 1000000 ml

Câu 12: Điền vào chỗ trống: 150ml = ................... m3 = .................... l

A. 0,00015 m3 = 0,15l

B. 0,00015 m3 = 0,015l

C. 0,000015 m3 = 0,15l

D. 0,0015 m3 = 0,015l

Câu 13: Đơn vị đo thể tích thường dùng là:

A. mét (m)

B. kilogam (kg)

C. mét khối (m3) và lít (l).

D. mét vuông (m2)

Câu 14: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. V1 = 20,2cm3.

B. V2 = 20,50cm3.

C. V3 = 20,5cm3.

D. V4 = 20cm3.

Câu 15: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Câu 16: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.

B. ĐCNN của can là 3 lít.

C. GHĐ của can là 3 lít.

D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 17: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

A. Bình 1.                                                        B. Bình 2.

C. Bình 3.                                                        D. Bình 4.

Câu 18: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít.

B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít.

C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít.

D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít.

Câu 19: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng dụng cụ:

A. Cốc uống nước.

B. Bát ăn cơm.

C. Ấm nấu nước.

D. Bình chia độ.

Câu 20: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

A. Can có thể đựng trên 2 lít.

B. ĐCNN của can là 2 lít.

C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 21: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.

C. Khối lượng của hộp sữa.

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 22: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. 20cm3.

B. 20,2cm3.

C. 20,20cm3.

D. 20.25cm3.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Vật lý 6

1.B2.C3.D4.C5.C
6.D7.A8.D9.B10.A
11.D12.A13.C14.C15.D
16.D17.C18.B19.D20.C
21.B22.B
Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật lý 6

    Xem thêm