Trân thành hay chân thành và những lỗi chính tả thường xuyên gặp phải
Vấn đề đọc và viết sai chính tả luôn là chủ đề rất thú vị và có nhiều câu chuyện hấp dẫn. Hôm nay, VnDoc sẽ cùng bạn bàn về chủ đề Trân thành hay Chân thành, xem cách viết chân thành hay trân thành đúng nhé!!!
Cách sử dụng chân thành và trân thành
1. Trân thành hay chân thành, cái nào đúng?
Người viết và người đọc thường có thói quen dùng lộn hai từ này. Lí do chủ yếu là từ cách đọc từ sai dẫn đến cách viết cũng sai. Đa phần mọi người sử dụng từ ngữ theo thói quen của mình mà ít khi để ý đến hình thức biểu hiện đúng của nó cũng như cách dùng sao cho phù hợp.
Chân thành và trân thành
Trân thành được mọi người sử dụng khi muốn thể hiện thái độ kính trọng, nghiêm túc với một vấn đề nào đó. Ngôn ngữ sử dụng trong trường hợp này thường trang trọng, không mang tính chất hài hước đùa cợt. Nhưng để thể hiện thái độ lịch sự, trang nghiêm này người ta dùng nhiều từ “trân trọng” vì chúng chính xác hơn và “trân thành” lúc này không mang ý nghĩa gì hết về mặt ngữ pháp.
Chân thành là sự bày tỏ lòng cảm kích, sự thành tâm, lòng thành của người nói với người đối diện. Ngôn ngữ sử dụng thường thật thà giản dị, mục đích chính làm cho người đối diện hiểu được sự thành tâm của bản thân mình dành cho họ. Chúng ta có thể bắt gặp cụm từ này được sử dụng nhiều ở dòng dưới cùng của các tấm thiệp cưới. Chắc hẳn ai cũng đã từng nhìn qua rồi phải không?
Xét về mặt nghĩa và ngữ pháp thì sử dụng chân thành mới chính xác. Trong trường hợp muốn thể hiện thái độ kính trọng thì bạn hãy lưu ý sử nên sử dụng trân trọng, còn trong mọi trường hợp thì trân thành đều không mang ý nghĩa nào hết.
2. Tại sao mọi người lại hay dùng sai chính tả?
Thực tế thì nói và viết sai chính tả không còn là chủ đề mới của người dân Việt Nam. Ở những vùng miền khác nhau thì việc phát âm cũng có sự khác nhau mặc dù cùng hệ thống ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Người miền Bắc như ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định,… thường viết và phát âm sai L với N là chủ yếu, một số tỉnh thành khác thì phát âm sai CH và TR, R và D,…. khiến xảy ra nhiều câu chuyện dở khóc dở cười gây hiểu nhầm cho người đối diện nhất là những người từ địa phương khác đến.
Sai chính tả ở nhiều vùng miền
Người miền Nam thì thường nói vần n thành vần ng khiến nhiều từ như “con” biến thành “cong” hay “nhanh” thành “nhăn”. Nghe thôi cũng khá thú vị.
Việc mọi người thường xuyên sử dụng sai chính tả như thế này chủ yếu do thói quen sử dụng lâu ngày của họ. Chỉ quen sử dụng từ theo thói quen mà ít khi quan tâm đến ngữ pháp và cấu trúc của từ ấy đã đúng chưa.
3. Đặc sắc văn hoá mỗi vùng miền
Sai chính tả trong cách nói và viết cũng là một đặc sắc trong văn hoá của mỗi vùng miền. Nhắc đến lỗi sai chính tả nào người ta lại có thể nhớ đến một tỉnh thành nào đó rất dễ khiến người khác hình dung ra. Bên cạnh đó, việc nói sai chính tả khiến giọng điệu từng vùng từ đó mà cũng thay đổi theo, tạo ra được nét riêng mới lạ của mỗi vùng.
Ở trong một môi trường toàn người nói sai chính tả, việc bạn phát âm đúng cũng là một vấn đề khá bất thường. Có lẽ bạn nên thay đổi để phù hợp với môi trường giao tiếp thì hơn.
Nói và viết sai chính tả không có xấu, nhưng nói sai nhiều đôi khi cũng không được tốt lắm, vì nó làm đảo lộn hệ thống ngôn ngữ chính thống khiến nhiều trẻ em cũng như người lớn bị ngọng. Nói tiếng địa phương khiến cho sự giao lưu giữa các vùng miền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thông thường những người trẻ có thể sửa lỗi chính tả về viết và phát âm dễ hơn là người trung tuổi và lớn tuổi. Vì thế mà bạn nên ý thức để sửa lỗi chính tả dần nhé để phù hợp với phổ thông.
Mời các bạn tham khảo thêm: