Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Tuy không phải là bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối.

a. So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối.

b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

3
3 Câu trả lời
  • Phước Thịnh
    Phước Thịnh

    a. Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ

    Cử đầu vọng minh nguyệt

    Đê đầu tư cố hương

    b. Tác dụng phép đối: Làm nổi bật hình ảnh, sự vật, giúp tác giả thể hiện rõ dụng ý của mình

    0 Trả lời 28/10/21
    • Bơ

      a. Tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương).

      Như vậy, so sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng trong hai câu thơ cuối ta thấy hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.

      b. Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

      0 Trả lời 28/10/21
      • Bọ Cạp
        Bọ Cạp

        Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ

        - Tác dụng của phép đối:

        + Tạo sự liên tiếp trong hành động của tác giả: ngẩng đầu rồi lại cúi đầu cho thấy một tâm trạng bâng khuâng khi ngắm trăng mà nhớ quê

        + Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương cồn cào trong tác giả

        0 Trả lời 28/10/21

        Văn học

        Xem thêm