Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Vì sao truyện này lại gây cười?

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng tới chiều không thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?

3
3 Câu trả lời
  • Thùy Chi
    Thùy Chi

    Truyện này gây cười vì hai nhân vật nói thừa những gì mà giao tiếp yêu cầu. Lẽ ra anh tìm lợn cưới chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và anh mặc áo mới chỉ cần đáp: “(Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả” là đủ. Như vậy, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 19/09/21
    • Bắp
      Bắp

      - Đọc truyện "Lợn cưới, áo mới" ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh "lợn cưới" chỉ cần hỏi: "Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" và anh "áo mới" chỉ cần trả lời "tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả". Truyện cười này phê phán tính nói khoác.

      - Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

      Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.
      Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).
      => Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu (phương châm về lượng.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 19/09/21
      • Đội Trưởng Mỹ
        Đội Trưởng Mỹ

        a) Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới” ta thấy vì muốn khoe khoang nên cả hai anh chàng trong truyện trên đều đưa vào lời nói những nội dung không cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố gây cười của truyện. Lẽ ra anh “lợn cưới” chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và anh “áo mới” chỉ cần trả lời “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Truyện cười này phê phán tính nói khoác.

        b) Như vậy, khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu:

        – Lời nói phải có thông tin; thông tin ấy phải phù hợp với mục đích giao tiếp.

        – Nội dung của lời nói phải đủ (không thiếu, không thừa).

        Trả lời hay
        1 Trả lời 19/09/21

        Văn học

        Xem thêm