Họa sĩ vẽ Tranh Trần Nguyễn Tường Phi Văn học

Viết đoạn văn ngắn nhất bàn về một câu tục ngữ mà em có ấn tượng nhất

3
3 Câu trả lời
  • Pé Thỏ
    Pé Thỏ

    Cùng với cách nhìn nhận, đánh giá giá trị của đất, cha ông ta cũng đã đúc kết nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bằng những câu tục ngữ ngắn gọn, tương tự: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Đây là bốn khâu quan trọng trong quá trình làm ra cây lúa, hạt gạo trên đồng ruộng Việt Nam. Theo cách nói trên, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự quan trọng của bốn yếu tố, cũng có thể gọi là bốn quy trình kĩ thuật, bốn điều kiện, nguyên nhân để sản xuất thắng lợi. Thứ nhất là "ruộng phải có nước", nước nhiều và đủ. Thứ hai là "ruộng phải bón phân", bón đúng thời vụ, bón đủ yêu cầu. Rồi tiếp đó phải chuyên cần, chăm chí vun xới, làm cỏ, trừ sâu, theo dõi từng bước sinh trưởng của cây. Cuối cùng, việc thứ tư : cần coi trọng giống lúa, giống cây. Tất nhiên, trong khoa học nông nghiệp ngày nay, thứ tự nhất, nhì, ba, tư đó không phải máy móc, lúc nào cũng như thế, nơi nào cũng như thế... Song, quy trình bốn yếu tố nước, phân, cần, giống phải luôn đầy đủ, hài hoà ; là những kinh nghiệm quý báu giúp các kĩ sư nông nghiệp, những chiến sĩ trên đồng ruộng Việt Nam ngày nay làm tốt nhiệm vụ sản xuất lúa gạo, đem lại no ấm cho nhân dân ta, Tổ quốc ta. Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng : bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những cân tục ngữ về thiên nhiên và lao dộng sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là hài học thiết thực, là hành trang, "túi khôn" của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết vù nâng cao năng suất lao động.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 18/03/23
    • chouuuu ✔
      chouuuu ✔

      Để nhắc nhở mọi người khi thọ ơn ai thì phải ghi nhớ mãi, nên tục ngữ có câu : " Uống nước nhớ nguồn".

      Uống nước nhớ nguồn có ý nghĩa là khi được sung sướng hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.


      Hàng năm, ta làm lễ kỉ niệm Vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta. Đó chính là ta đã biết kính trọng và nhớ ơn Tổ tiên, đã đổ bao xương máu giành lấy mảnh giang sơn gấm vóc. Là con cháu, chúng ta đem hết tài năng tô bồi cho được tốt đẹp hơn. Ông bà, cha mẹ đã sinh ra ta, bổn phận con cháu là phải thờ kính ông bà, hiếu thuận cho cha mẹ được vui lòng. Chúng ta không nên làm điều gì có hại cho nước, làm mất danh dự gia đình.


      Dân giỏi thì nước vinh quang. Con giỏi thì nhà rạng rỡ đó là sự đền đáp công ơn xứng đáng và thiết thực nhất cho nước, cho nhà.

      0 Trả lời 18/03/23
      • Thần Rừng
        Thần Rừng

        ''Cái răng cái tóc là góc con người'' đã nêu lên hai nét đẹp của con người. ''Góc con người''là cái sắc xảo, duyên dáng, mặn mà của con người, nhất là con gái. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc,...đều phải nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn, chăm sóc cái răng, cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp,mái tóc đẹp là''của Trời cho''.

        0 Trả lời 18/03/23

        Văn học

        Xem thêm