Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Bài mẫu thông điệp về chống biến đổi khí hậu

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47: Thông điệp về chống biến đổi khí hậu bao gồm các bài mẫu hay cho các bạn học sinh tham khảo có thêm nhiều ý tưởng, chủ đề chuẩn bị cho bài dự thi cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Đến nay đầu năm 2018 cũng đã là thời điểm "tăng tốc" để hoàn thành bài dự thi viết thư UPU lần thứ 47 trước thời hạn ngày 10/3. “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?” Đây là chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 được Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố năm 2018.

Với chủ đề này, các em học sinh đóng vai là một bức thư và sứ mệnh của bức thư là chứa đựng thông tin, là sự kết nối, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng, mong muốn, ước mơ… của người này với người khác. Đặc biệt, bức thư ấy có thể đến từ quá khứ, ở ngay hiện tại hoặc đi tới tương lai.

Nếu bạn học sinh nào đang cần tìm ý tưởng và cảm hứng để viết về đề tài bảo vệ trẻ em đề tài về vấn đề môi trường cho bài dự thi cho bài dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 thì cùng tham khảo ngay cách Gợi ý Viết thư UPU lần thứ 47.

Sau đây là bài tham khảo mẫu

Bài tham khảo 1

London, ngày 22 tháng 1 năm 2018

Kính gửi các nhà lãnh đạo của Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SAARC,

Khi các ngài nhận được bức thư này cũng là lúc tôi vừa trở về từ năm 2058. Thật sự đó là một cuộc hành trình đầy cảm xúc, nhưng sợ hãi nhiều hơn là vui mừng. Ngài sẽ thắc mắc lí do phải không? Trước hết khi nói đến lí do, các ngài có thể gọi tôi là Jack.

Cuộc hành trình của tôi bắt đầu khi tôi vô tình nghe thấy một thứ âm thanh lạ phát ra ở một con ngách nhỏ ít người để ý tới trên đường đi làm ở khu vực ngoại ô London. Thứ âm thanh đó khiến một kiến trúc sư như tôi tò mò. Tôi đi sâu đến cuối con ngách và thấy chiếc thùng rác bắt đầu đập loạn xạ. Tôi tới gần và bỗng nhiên một luồng sáng hút tôi vào đó.

Luồng sáng đó đưa tôi đến một bãi biển đẹp tuyệt vời. Lúc đó tôi cũng chưa định hình mình đang ở đâu. Ngó quanh, tôi thấy phía xa xa có tấm bảng hiệu ghi Rio de Janeiro, tôi mới biết mình đang ở Brazil. Mọi người xung quanh nhìn tôi với ánh mắt kì lạ.

Các ông biết sao không? Vì tất cả họ đang mặc những bộ đồ bikini nóng bỏng hay những chiếc quần sooc đầy màu sắc, bởi tất nhiên, họ đang ở biển mà! Còn tôi, một gã mặc suit, tay vẫn khư khư chiếc cặp da đứng giữa một bãi biển nóng bỏng bậc nhất Brazil.

Nghe thì thật phi lí, lúc đầu tôi cũng thể tin được nhưng đến lúc mọi chuyện sau đây tôi sắp kể với các ngài xảy ra, tôi mới thực sự tin. Tôi nhanh chóng rời khỏi đó và tìm một chỗ nào đó để định thần. Tôi ghé một quán bar nhỏ gần biển, gọi một chai bia lạnh và ngó mặt lên màn hình TV. Ngài biết gì sau đó không?

Tôi phun bằng sạch ngụm bia vừa tu ừng ực khi nhìn thấy dòng tin trên bản tin đang chiếu. Tôi sợ mình nhìn nhầm nên tôi phải hỏi lại anh chàng bartender ở quầy: “Này anh bạn, năm nay là năm bao nhiêu vậy?”.

Anh chàng nhìn tôi vẻ nghi ngại: “Năm 2058 ông bạn ạ! Anh bị mất trí nhớ tạm thời à?” và không quên quăng cho tôi cái cười haha vào mặt. Cái thùng rác quỉ quái đó hóa ra là một lỗ hổng du hành thời gian, đưa tôi từ năm 2018 tới thời điểm 40 năm sau.

Thật điên rồ! Tôi nhìn lại dòng tin, đó đúng là năm 2058, và bản tin đó nói về việc Châu Á đang trong thời gian hoàn thành nốt những khâu cuối cùng của trạm di cư vũ trụ Pendonis 1 đủ cho khoảng 2/3 số lượng dân cư Châu Á sinh sống; và dự kiến trong 2 năm nữa sẽ bắt đầu đưa cư dân Châu Á lên đó.

Tôi thắc mắc hỏi lại anh chàng bartender là có chuyện gì xảy ra khi mà Châu Á phải xây hẳn một cái trạm di cư to đến thế. Anh ta cười, nhìn tôi ánh mắt thương hại:

- Anh thật sự không biết gì sao? Báo chí rồi truyền hình đưa tin ầm ĩ về việc hàng loạt vụ việc biến đổi khí hậu nghiêm trọng xảy ra ở Châu Á suốt cả chục năm nay rồi. Đầu năm ngoái, Hong Kong xảy ra vụ việc đường ống nước ngầm bất ngờ phun dung nham và làm hàng loạt con đường lớn nhỏ ở đây bị rạn nứt nghiêm trọng.

- Anh đang đùa đấy à? – Tôi hoảng hốt.

- Nào nào, bình tĩnh anh bạn. Tôi không đùa, đó là sự việc đã xảy ra rồi. Và hiện Hong Kong giờ như một hòn đá cháy lụi bỏ hoang. À, còn việc Afghanistan cách đây 4 năm nữa, giữa khu hoang mạc nóng bỏng như Regius lại xuất hiện 1 ngôi làng đóng băng. Tất cả người dân và gia súc, nhà cửa, đồ đạc nơi đây hoàn toàn bị đông cứng. Người dân, tất nhiên là sao có thể sống sót chứ. Haizz, thật kì lạ và tội nghiệp cho họ!

- Vậy rồi sao? Cái trạm di cư kia, được xây dựng lâu chưa?

- Cũng bắt đầu sau vụ việc Hong Kong được 2 năm thì nó được xây. Cũng nhanh thật! Thôi cha già, ông luyên thuyên nhiều quá đấy. Tôi thấy ông đúng là một gã da trắng nhiều chuyện.

Tôi tiếp tục theo dõi bản tin trên TV, tình hình những người dân quanh khu vực Afghanistan như Pakistan, Iran và Ấn Độ đang bắt đầu triển khai những động thái đầu tiên trong việc di dân lên Pendonis 1. Tôi mượn được chiếc smartphone của anh bartender và thử search về những vụ thảm họa thiên tai ở Châu Á.

Tôi không khỏi bàng hoàng khi đọc những dòng tin đó. Ấn Độ xảy ra vụ lốc xoáy và bão cát cấp độ mạnh chưa từng có trong lịch sử nước này làm hơn 400.000 người tại Mumbai và các tỉnh lân cận thiệt mạng.

Tôi xem tiếp những tin tức về Hong Kong thì biết được dân cư Hong Kong hiện đang được di tản đi các nước khác nhau như Singarpore, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mĩ. Thật khó khăn cho họ suốt 2 năm qua khi họ phải vật vã ở những khu ổ chuột, khu nhà trọ rẻ tiền hay thậm chí là những góc công viên thành phố.

Bài tham khảo 2

Nước Mỹ ngày 10/1/2100

Xin chào các bạn của những năm 2000, tôi là lá thứ do Michel Nguyen Hoai gửi tới các bạn đang sống ở thời kỳ 2000.

Tôi là công dân toàn cầu, tôi có cơ hội được đi đến nhiều nơi trên thế giới và điều tôi đang cảm nhận và muốn gửi gắm tới các bạn là hãy bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ngay từ thế hệ của các bạn.

Khi tôi viết những thông điệp này, tôi đang sống ở một nước Mỹ với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, lạnh kỷ lục các bạn ạ.

Những ngày gần đây, nước Mỹ đang trải qua một đợt rét khắc nghiệt nhất trong nhiều thế kỷ. Tại miền Bắc của nước này, nhiệt độ có lúc đã xuống tới âm 50 - 60 độ C. Còn miền Trung Tây và Bờ Đông của Mỹ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối: tai nạn xe cộ, xe chết máy vì ống bô đóng băng, người thiệt mạng vì sốc lạnh, mưa và bão tuyết đang khiến cuộc sống của chúng tôi vô cùng cực khổ. Các bạn thử tưởng tượng nếu ra ngoài được chỉ 3 - 5 phút thì da thịt bạn đã đông cứng lại với một tủ đá âm đến 50 - 60 độ C mà các bạn vẫn thấy sẽ như thế nào.

Tôi đang chịu đựng đợt giá rét lần này đã phá sâu nhiều kỷ lục về nhiệt độ của Mỹ. Và thậm chí, nó lạnh đến mức khiến cho các loài vật vốn sinh ra để chịu lạnh - phải chết cóng và người dù cố gắng cũng đang rất khổ sở để vượt qua mùa đông.

Tuyết cũng đang rơi ở mức kỷ lục tại Mỹ. Tại một số khu vực ở New York ghi nhận tuyết rơi với độ dày lên tới 2 m.

Các con sông bị đóng băng, nhiều sự kiện liên quan đến bơi lội thường niên bị hủy bỏ vì quá nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến thời tiết lạnh bất thường hiện vẫn chưa được làm rõ! Một số người cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân, hoặc liên hệ trực tiếp với hiện tượng La Nina xảy ra sau khi El Nino kết thúc.

Chưa lúc nào mà nỗ lực phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai lại được đề cao như hiện nay, đặc biệt là khi các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với cường độ mạnh hơn, với diễn biến ngày càng bất thường, khó đoán.

Bão nối tiếp bão, liên tiếp những trận siêu bão với sức tàn phá lớn đổ bộ vào các khu vực Đông Nam Á, Mexico... Đó còn chưa kể hàng chục cơn bão đang đổ ập vào Trung Quốc, Mỹ và ngay cả Canada quê hương thứ hai của tôi.

Trong khi đó, Ấn Độ và các nước Nam Á cũng phải trải qua các đợt mưa lũ nghiêm trọng. Thảm họa lũ lụt được cho là tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại khu vực này đã làm hơn triệu người thiệt mạng, hàng triệu người phải rời nhà cửa đi lánh nạn.

Biến đổi khí hậu không còn là câu chuyện xa vời nữa, khi hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng khắc nghiệt, đòi hỏi các nước phải có những biện pháp quyết liệt hơn trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.

Sự nóng lên của trái đất không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên. Chúng ta đã không còn những Bắc Cực, Nam Cực trong lịch sử mà tất cả đã băng tan. Thật khủng khiếp các bạn ạ, những vùng đất nứt nẻ vì khô hạn, những nơi người dân chỉ sống chung với bão lụt và mùa đông nó trở thành nỗi ám ảnh của Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.

Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.

Đến nay, chúng ta đang có trên 3 tỷ người nghèo đói, không có thức ăn chính là do biến đổi khí hậu mang đến.

Trước những thách thức đó tôi chỉ mong muốn các bạn phải điều chỉnh cách sống để phù hợp với sự biến đổi khí hậu nhằm ứng phó với những hình thái thời tiết hoặc khí hậu thay đổi bất thường xảy ra.

>> Tham khảo chi tiết các bài mẫu: Viết thư UPU lần thứ 47 (9 mẫu)

Đánh giá bài viết
6 773
Sắp xếp theo

Viết thư UPU lần thứ 53

Xem thêm