Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 9

Bài 3 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Trau dồi vốn từ)

Sửa lỗi dùng trong những câu sau:

a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới.

b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.

c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    Câu 3. Sửa lỗi dùng từ.

    a. - Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

    - Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

    b. - Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể

    - Sửa lại: dùng từ tệ bạc thay thế - tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

    c. - Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

    - Sửa lại: dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

    0 Trả lời 26/09/21
    • Xucxich14
      Xucxich14

      Sửa lỗi dùng từ

      a. - Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

      - Sửa lại: dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

      b. - Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

      - Sửa lại : thay bằng tệ bạc - tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

      c. - Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

      - Sửa lại : dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

      0 Trả lời 26/09/21
      • Song Ngư
        Song Ngư

        Câu (a) dùng sai từ béo bổ (có lợi cho sức khỏe), nên sửa thành từ béo bở (mang lại nhiều lợi nhuận).

        Câu (b) dùng sai từ đạm bạc (chỉ sự ăn uống hay cuộc sống ở mức độ tối thiểu), người viết muốn nói sự bạc bẽo trong cách đối xử của Dương Lỗ, vì thế nên sửa thành từ tệ bạc (sự vô ơn, không trọng tfnh, trọng nghĩa).

        Câu (c) dùng sai từ tấp nập (đông người qua lại), sửa lại thành từ tới tấp (liên tiếp, dồn dập).

        0 Trả lời 26/09/21

        Văn học

        Xem thêm